Bài thực hành 2
1. Thí nghiệm 1:
- Hiện tượng: Sau một thời gian thấy quỳ tím chuyển sang màu xanh.
- Giải thích: Do khí amoniac từ bông đã di chuyển theo các phân tử không khí trong bình, tới giấy quỳ thì làm giấy quỳ hoá xanh.
2. Thí nghiệm 2:
- Hiện tượng:
• Ở cốc 1, sau khi khuấy thì cốc nước có màu tím.
• Ở cốc 2, chỉ có những chỗ có thuốc tím thì có màu tím, nhưng để lâu thì hết cốc nước sẽ có màu tím.
- Giải thích:
• Ở cốc 1 là do khi khuấy thì các phân tử nước chuyển động mang theo các phân tử thuốc tím làm cốc có màu tím.
• Ở cốc 2 là do khi để yên thì các phân tử nước chuyển động chậm nên phải chờ lâu nên cốc nước mới có màu tím.
Chất X có công thức phân tử dạng MR2. Đốt X trong oxi dư được chất rắn Y và khí Z, khí Z có khả năng đổi màu quỳ tím ẩm sang màu hồng và có khả năng tẩy màu. Cho Z vào nước vôi trong thấy kết tủa trắng. Chất Y có màu đỏ, tan trong dung dịch HCl tạo dung dịch màu nâu nhạt, cho tiếp NaOH vào dung dịch này thấy kết tủa nâu đỏ. Chất X thỏa mãn là
Z có khả năng đổi màu quỳ tím ẩm sang hồng và có khả năng tẩy màu, tạo kết tủa trắng với Ca(OH)2 nên Z là SO2 có màu đỏ, tan trong dung dịch HCl tạo thành dung dịch màu nâu nhạt, cho tiếp NaOH vào dung dịch này thấy có kết tủa màu nâu đỏ nên Y là Fe2O3 => X là FeS2
Sục khí CO2 vào dung dịch natri phenolat thấy dung dịch vẩn đục, trong dung dịch có NaHCO3 được tạo thành. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra và giải thích. Nhận xét về tính axit của phenol.
C6H5ONa + CO2 + H2O --t0--> C6H5OH ↓ + NaHCO3
- Dung dịch bị vẩn đục là do phản ứng tạo ra phenol.
- Nhận xét về tính axit của phenol: Phenol có tính axit yếu hơn nấc thứ nhất của axit cacbonic H2CO3, nên bị axit cacbonic đẩy ra khỏi dung dịch muối.
Khi thổi khí CO2 dư vào dd C6H5ONa muối vô cơ thu được phải là NaHCO3 vì sao?
Khi thổi khí CO2 dư vào dd C6H5ONa muối vô cơ thu được phải là NaHCO3 vì:
Ta có H2CO3 có Ka 1 = 4,2 x 10-7; Ka 2 = 4,8 x 10-11; C6H5OH có Ka = 1,047 x 10-10
→ tính axit của H2CO3 > C6H5OH > HCO3-
Đun nóng tristearin trong dung dịch NaOH thu được glixerol và ?
Câu A. C17H35COONa
Câu B. C17H33COONa
Câu C. C15H31COONa
Câu D. C17H31COONa
Cho 61,20 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al, Al2O3, Zn(NO3)2 tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 3,6 mol HCl, thu được 10,08 lít khí NO (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Cô cạn dung dịch sau phản thu được m gam muối khan. Biết tỉ lệ mol giữa Mg và Al2O3 tương ứng là 1 : 3. Giá trị m và phần trăm số mol của Zn(NO3)2 trong hỗn hợp X là:
Giải
Ta có: nHCl = 3,6 mol
nNO= 10,08 : 22,4 = 0,45 mol
Áp dụng BTNT H ta có : 2nH2O = nHCl => nH2O = 0,5.nHCl = 0,5.3,6 = 1,8 mol
Theo định luật BTKL ta có : mX + mHCl = mNO + m muối + mH2O
=> 61,20 + 3,6.36,5 = 0,45.30 + m muối + 18.1,8
=> m muối = 146,7 gam
Ta có nH+ pư = 4nNO + 2nO oxit => 3,6 = 4.0,45 + 2nO oxit
=>nO oxit = 0,9 mol
Từ đó ta có nAl2O3 = 0,3 => nMg = 0,1
Theo định luật BT e ta có: 2nMg + 3nAl = 3nNO
=>nAl = 23/60
=> nZn(NO3)2 = (61,20 – 0,1.24 – 27.(23/60) – 0,3.102) : 189 = 17/180
=> %nZn(NO3)2 = 9,56%
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet