Trong chất béo luôn có một lượng nhỏ axit tự do. Số miligam KOH dùng trung hòa lượng axit tự do trong 1 gam chất béo gọi là chỉ số axit của chất béo. Để trung hòa 2,8 gam chất béo cần 3,0 ml dung dịch KOH 0,1 M. Tính chỉ số axit của mẫu chất béo trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong chất béo luôn có một lượng nhỏ axit tự do. Số miligam KOH dùng trung hòa lượng axit tự do trong 1 gam chất béo gọi là chỉ số axit của chất béo. Để trung hòa 2,8 gam chất béo cần 3,0 ml dung dịch KOH 0,1 M. Tính chỉ số axit của mẫu chất béo trên.


Đáp án:

Số mol KOH là: nKOH = 0,003. 0,1 = 0,0003 (mol)

Khối lượng KOH cần dùng là mKOH = 0,0003.56 = 0,0168 (g) = 16,8 (mg)

Trung hòa 2,8 gam chất béo cần 16,8 mg KOH

=> Trung hòa 1 gam chất béo cần x mg KOH

=> x = 16,8 / 2,8 = 6

Vậy chỉ số axit của mẫu chất béo trên là 6.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu hỏi lý thuyết về khả năng làm đổi màu quỳ tím của amin, amino axit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Dung dịch chất nào sau đây làm quì tím hóa xanh?


Đáp án:
  • Câu A. Alanin.

  • Câu B. Anilin.

  • Câu C. Metylamin.

  • Câu D. Glyxin.

Xem đáp án và giải thích
Có một hỗn hợp khí gồm cacbon đioxit và lưu huỳnh đioxit. Bằng phương pháp hóa học hãy chứng minh sự có mặt của mỗi khí trong hỗn hợp.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có một hỗn hợp khí gồm cacbon đioxit và lưu huỳnh đioxit. Bằng phương pháp hóa học hãy chứng minh sự có mặt của mỗi khí trong hỗn hợp.


Đáp án:

Chứng minh sự có mặt CO2, SO2 trong hỗn hợp:

- Dẫn hỗn hợp trên qua dung dịch Br2 dư

Nếu dung dịch Br2 bị mất màu ⇒ hỗn hợp có chứa SO2.

PTHH: SO2+Br2+2H2O→H2SO4+2HBr

- Dẫn khí còn lại qua dung dịch Ca(OH)2 

Nếu thấy có kết tủa trắng ⇒ hỗn hợp có CO2.

PTHH: CO2+Ca(OH)2→CaCO3+H2O

Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau : a) MgSO4 + NaNO3 ; b) Pb(NO3)2 + H2S ; c) Pb(OH)2 + NaOH ; d) Na2SO3 + H2O ; e) Cu(NO3)2 + H2O ; g) Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2; h) Na2SO3 + HCl; i) Ca(HCO3)2 + HCl
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau :

a) MgSO4 + NaNO3 ;

b) Pb(NO3)2 + H2S ;

c) Pb(OH)2 + NaOH ;

d) Na2SO3 + H2O ;

e) Cu(NO3)2 + H2O ;

g) Ca(HCO3)2 + Ca(OH)2;

h) Na2SO3 + HCl;

i) Ca(HCO3)2 + HCl


Đáp án:

a) Không phản ứng

b) Pb2+ + H2S → PbS↓ + 2H+

c) Pb(OH)2 + 2OH- → PbO22- + 2H2O

d) SO32- + H2O ↔ HSO3- + OH-

e) Cu2+ + 2HOH ↔ Cu(OH)+ + H+

g) HCO3- + OH- ↔ CO32- + H2O

h) SO32- + 2H+ ↔ SO2↑ + H2O

i) HCO3- + H+ ↔ CO2↑ + H2O

 

Xem đáp án và giải thích
Nhận định sai
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Nhận định nào sau đây là sai?

Đáp án:
  • Câu A. Kim loại natri, kali tác dụng được với nước ở điều kiện thường, thu được dung dịch kiềm

  • Câu B. Sục khí CO2 vào dung dịch natri aluminat, thấy xuất hiện kết tủa keo trắng.

  • Câu C. Sắt là kim loại nhẹ, có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, đặc biệt có tính nhiễm từ.

  • Câu D. Nhôm tác dụng được với dung dịch natri hiđroxit.

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết tên của các lớp electron ứng với các giá trị của n = 1, 2, 3, 4 và cho biết các lớp đó lần lượt có bao nhiêu phân lớp electron?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết tên của các lớp electron ứng với các giá trị của n = 1, 2, 3, 4 và cho biết các lớp đó lần lượt có bao nhiêu phân lớp electron?


Đáp án:

Tên của các lớp electron:

- ứng với n = 1 là lớp K.

- ứng với n = 2 là lớp L.

- ứng với n = 3 là lớp M.

- ứng với n = 4 là lớp N.

Số phân lớp electron trong mỗi lớp:

- Lớp K có 1 phân lớp (ls).

- Lớp L có 2 phân lớp (2s, 2p).

- Lớp M có 3 phân lớp (3s, 3p, 3d).

- Lớp N có 4 phân lớp (4s, 4p, 4d, 4f).

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…