Tại sao thuốc muối chữa được bệnh đau dạ dày? Khi uống vào thường bị ợ hơi?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao thuốc muối chữa được bệnh đau dạ dày? Khi uống vào thường bị ợ hơi?


Đáp án:

Hiđrocacbonat NaHCO3 (còn gọi là thuốc muối) có tác dụng trung hòa bớt lượng axit trong dạ dày. Khí CO2 sinh ra thoát ra ngoài qua ống tiêu hoá hiện tượng ợ hơi.

NaHCO3 + HCl  →  NaCl + CO2 + H2O

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hiđrocacbon mạch hở X có công thức phân tử C4Hx tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được kết tủa. Số chất X thỏa mãn tính chất trên là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hiđrocacbon mạch hở X có công thức phân tử C4Hx tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được kết tủa. Số chất X thỏa mãn tính chất trên là bao nhiêu?


Đáp án:

Có 3 chất thỏa mãn:

HC≡C – C≡CH; CH2 = CH – C≡CH; CH3 - CH2 – C≡CH

Xem đáp án và giải thích
Phân tử khối trung bình của poli (hexametylen adipamit) để chế tạo tơ nilon 6,6 là 30000, của cao su tự nhiên là 105000. Hãy tính số mắt xích (trị số n) trung bình trong phân tử của mỗi loại polime trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân tử khối trung bình của poli (hexametylen adipamit) để chế tạo tơ nilon 6,6 là 30000, của cao su tự nhiên là 105000. Hãy tính số mắt xích (trị số n) trung bình trong phân tử của mỗi loại polime trên.


Đáp án:

Tơ nilon -6,6

(-HN-[CH2]6-NH-CO-[CH2]4-CO-)n

Có M = 30000 = 226n → n ≈ 133

Cao su tự nhiên (-C5H8-) có M = 105000 = 68n → n = 1544

Xem đáp án và giải thích
Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 80%, thu được 150 ml ancol etylic 46° (khối lượng riêng của ancol etylic bằng 0,8 g/ml). Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Lên men m gam glucozơ với hiệu suất 80%, thu được 150 ml ancol etylic 46° (khối lượng riêng của ancol etylic bằng 0,8 g/ml). Giá trị của m là


Đáp án:

Ta có:

nC2H5OH = (150.46%.0,8) : 46 = 1,2 mol

=> nC6H12O6 pư = 0,6 mol

=> m = 0,6.180/80%=135 gam

Xem đáp án và giải thích
Trong giờ thực hành hóa học, học sinh A cho 32,5 gam kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng, trong khí đó học sinh B cho 32,5 gam sắt cũng vào dung dịch H2SO4 loãng như ở trên. Hãy cho biết học sinh A hay học sinh B thu được nhiều khí hiđro (đo ở đktc) hơn?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong giờ thực hành hóa học, học sinh A cho 32,5 gam kẽm vào dung dịch H2SO4 loãng, trong khí đó học sinh B cho 32,5 gam sắt cũng vào dung dịch H2SO4 loãng như ở trên. Hãy cho biết học sinh A hay học sinh B thu được nhiều khí hiđro (đo ở đktc) hơn?


Đáp án:

Học sinh A:

Số mol Zn là: nZn = 0,5 mol

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

0,5 → 0,5 (mol)

Thể tích khí thu được là: VH2 = 22,4.nH2 = 22,4.0,5 = 11,2 lít

Học sinh B:

Số mol Fe là: nFe = 0,58 mol

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

0,58 → 0,58 (mol)

Thể tích khí thu được là: VH2 = 22,4.nH2 = 22,4.0,58 = 12,99 lít.

Vậy học sinh B thu được nhiều khí hiđro hơn.

Xem đáp án và giải thích
Nhóm nito
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Khí A không màu có mùi đặc trưng, khi cháy trong khí oxi tạo nên khí B không màu, không mùi. Khí B có thể tác dụng với liti kim loại ở nhiệt độ thường tạo ra chất rắn C. Hoà tan chất rắn C vào nước được khí A. Khí A tác dụng axit mạnh D tạo ra muối E. Dung dịch muối E không tạo kết tủa với bari clorua và bạc nitrat. Nung muối E trong bình kín sau đó làm lạnh bình chỉ thu được một khí F và chất lỏng G. Khí F là

Đáp án:
  • Câu A. O2

  • Câu B. H2S

  • Câu C. N2O

  • Câu D. N2

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…