a. Vì sao dùng xenlulozo để chế biến thành sợi thiên nhiên và sợi nhân tạo, mà không dùng tinh bột b. Vì sao khi để rớt H2SO4 đậm đặc vào quần áo vài sợi bông, chỗ vải đó bị đen lại và thủng ngay, còn khi bị rớt HCl vào vải thì mủn dần rồi mới bục ra
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a. Vì sao dùng xenlulozo để chế biến thành sợi thiên nhiên và sợi nhân tạo, mà không dùng tinh bột

b. Vì sao khi để rớt H2SO4 đậm đặc vào quần áo vài sợi bông, chỗ vải đó bị đen lại và thủng ngay, còn khi bị rớt HCl vào vải thì mủn dần rồi mới bục ra


Đáp án:

a. Xenlulozo có cấu trúc không phân nhánh và không xoắn, có độ bền cơ học bền nhiệt cao hơn so với tinh bột do đó được dùng để chế tạo sợi thiên nhiên và nhân tạo

b. Khi để rớt H2SO4 đậm đặc vào vải bằng sợi bông, chỗ vải đó bị đen lại và thủng ngay do axit sunfuric đậm đặc hút nước mạnh và làm xenlulozo bị than hóa:

(C6H10O5)n + H2SO4 đặc → 6nC + H2SO4.5nH2O

Khi để rớt HCl vào vải bằng sợi bông, xenlulozo bị thỷ phân dưới xúc tác là axit vô cơ nên dần mùn ra sau đó mới bị bục

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Yêu cầu như bài 16.4, theo sơ đồ của các phản ứng sau: BaCl3 + AgNO3 → AgCl + Ba(NO3)2
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Yêu cầu như bài 16.4, theo sơ đồ của các phản ứng sau:

   BaCl3 + AgNO3 → AgCl + Ba(NO3)2


Đáp án:

a) Phương trình hóa học:

   BaCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl + Ba(NO3)2

   b) Cứ 1 phân tử BaCl2 phản ứng tạo ra 2 phân tử AgCl.

   Cứ 1 phân tử BaCl2 tác dụng với 2 phân tử AgNO3.

   Cứ 2 phân tử AgNO3 phản ứng tạo ra 1 phân tử Ba(NO3)2.

   Cứ 2 phân tử AgCl được tạo ra cùng 1 phân tử Ba(NO3)2.

Xem đáp án và giải thích
Trong phòng thí nghiệm người ta dùng hiđro để khử sắt (III) oxit và thu được 11,2 g sắt. a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra b) Tính khối lượng sắt (III) oxit đã phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong phòng thí nghiệm người ta dùng hiđro để khử sắt (III) oxit và thu được 11,2 g sắt.

a) Viết phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra

b) Tính khối lượng sắt (III) oxit đã phản ứng.


Đáp án:

a) Phương trình phản ứng hóa học:

Fe2O3 + 3H2 --t0--> 3H2O + 2Fe

b) Số mol sắt thu được: nFe = 0,2 (mol)

Fe2O3 + 3H2 --t0--> 2Fe + 3H2O

0,1 ← 0,2 (mol)

Khối lượng oxit sắt tham gia phản ứng:

mFe2O3 = nFe2O3 . MFe2O3 = 0,1.(56.2+16.3) = 16 gam.

Xem đáp án và giải thích
Hãy kể ra hai phản ứng hóa học có thể minh họa cho nhận định: Flo là một phi kim mạnh hơn clo.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy kể ra hai phản ứng hóa học có thể minh họa cho nhận định: Flo là một phi kim mạnh hơn clo.


Đáp án:

Phản ứng minh họa flo mạnh hơn clo:

H2(k) + F2(k) → 2HF(k) (phản ứng nổ ngay ở nhiệt độ rất thấp -252oC).

H2(k) + Cl2(k) → 2HCl(k) (chiếu sáng).

3F2 + 2Au → 2AuF3 (Ở điều kiện thường).

Cl2 + Au → không phản ứng ở điều kiện thường.

Xem đáp án và giải thích
Nhiệt phân
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Sản phẩm nhiệt phân của KHCO3 là gì?

Đáp án:
  • Câu A. H2,K2CO3, CO

  • Câu B. H2O, K2CO3. CO2

  • Câu C. H2, K2CO3, CO

  • Câu D. H2, K2CO3,CO

Xem đáp án và giải thích
Giá trị a
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Để thuỷ phân hết 7,612 gam hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức và 2 este đa chức thì cần dùng vừa hết 80ml dung dịch KOH aM. Sau phản ứng, thu được hỗn hợp Y gồm các muối của các axit cacboxylic và các ancol. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y thì thu được K2CO3; 4,4352 lít CO2 (đktc) và 3,168 gam H2O. Vậy a gần với giá trị nào sau đây nhất ?

Đáp án:
  • Câu A. 1,63.

  • Câu B. 1,42.

  • Câu C. 1,25.

  • Câu D. 1,56

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…