Một hỗn hợp A nặng 7,2 gam gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại kiềm thổ. Hoà tan hết A bằng H2SO4 loãng thu được khí B, cho B hấp thụ hết vào 450 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M được 15,76 gam kết tủa. Nếu thêm nước vôi trong vào dung dịch sau phản ứng lại thấy có kết tủa xuất hiện. Kim loại chắc chắn có mặt trong hỗn hợp A là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một hỗn hợp A nặng 7,2 gam gồm 2 muối cacbonat của 2 kim loại kiềm thổ. Hoà tan hết A bằng H2SO4 loãng thu được khí B, cho B hấp thụ hết vào 450 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M được 15,76 gam kết tủa. Nếu thêm nước vôi trong vào dung dịch sau phản ứng lại thấy có kết tủa xuất hiện. Kim loại chắc chắn có mặt trong hỗn hợp A là kim loại nào?


Đáp án:

Đặt công thức chung 2 muối cacbonat là MCO3 với số mol là x

Phản ứng: MCO3 + H2SO4 → MSO4 + H2O + CO2

CO2 phản ứng với dung dịch Ba(OH)2

nBaCO3 = 0,08 mol; nBa(OH)2 = 0,09 mol

dung dịch sau phản ứng có phản ứng kết tủa với nước vôi trong => trong dung dịch có muối axit

CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3 + H2O

2CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2

Tính ra nCO2 = 0,1 = nMCO3 => M = 12

Kim loại chắc chắn có mặt trong hỗn hợp là Be

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho một lượng hỗn hợp Mg – Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít H2. Mặt khác, cho lượng hỗn hợp như trên tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 6,72 lít H2. Các thể tích khí đều đo ở đktc. Tính khối lượng của mỗi kim loại có trong lượng hỗn hợp đã dùng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho một lượng hỗn hợp Mg – Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít H2. Mặt khác, cho lượng hỗn hợp như trên tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 6,72 lít H2. Các thể tích khí đều đo ở đktc.

Tính khối lượng của mỗi kim loại có trong lượng hỗn hợp đã dùng.


Đáp án:

Gọi x, y (mol) lần lượt là số mol Mg, Al trong hỗn hợp.

Phương trình phản ứng:

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 (1)

x mol                             x mol

2Al + 6HCl → AlCl3 + 3H2 (2)

y mol                             3y/2 mol

2Al + 2NaOH + 6H2O → NaAlO2 + 3H2 (3)

y mol                                                3y/2 mol

Số mol H2

nH2 (1,2) = 8,96/22,4 = 0,4 (mol)

nH2 (3) = 6,72/22,4 = 0,3 mol

Theo đầu bài ta có hệ phương trình:

x + 3/2y = 0,4   => x = 0,1, y = 0,2

3/2y = 0,3

mMg = 24.0,1 = 2,4 (g)

mAl = 27.0,2 = 5,4 (g)

Xem đáp án và giải thích
Dung dịch X chứa hỗn hợp NaOH a mol/lít và Ba(OH)2 b mol/lít. Để trung hoà 50 ml dung dịch X cần 100 ml dung dịch HCl 0,1M. Mặt khác, sục 179,2 ml CO2 (đktc) vào 50 ml dung dịch X thu được 0,2955 gam kết tủa. Giá trị của a là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Dung dịch X chứa hỗn hợp NaOH a mol/lít và Ba(OH)2 b mol/lít. Để trung hoà 50 ml dung dịch X cần 100 ml dung dịch HCl 0,1M. Mặt khác, sục 179,2 ml CO2 (đktc) vào 50 ml dung dịch X thu được 0,2955 gam kết tủa. Giá trị của a là gì?


Đáp án:

Gọi số mol NaOH và Ba(OH)2 trong 50 ml dung dịch X lần lượt là x và y

nOH- = x + 2y; nBa2+= y

Phản ứng trung hoà:

H+          +           OH-       --->  H2O

x + 2y                 x + 2y

Ta có: x + 2y = 0,1.0,1 = 0,01 mol

Phản ứng với CO2: nCO2 =  0,1792 :  22,4 = 8.10-3

nOH-/nCO2 = 0,01/8.10-3  = 1,25

=> có 2 phản ứng xảy ra

CO2 + 2 OH- → CO32- + H2O

CO2 + OH- → HCO3-

Từ nCO2 = 8.10-3 mol và nOH- = 0,01 mol => nCO32- = 2.10-3 mol

nHCO3- = 6.10-3 mol

Mặt khác: nCO32- > nBaCO3 = 1,5.10-3 mol => toàn bộ Ba2+ đã đi vào kết tủa

Tính ra: y = 1,5.10-3 và x = 7.10-3 ,0l

Vậy CM(NaOH) = 0,14M

Xem đáp án và giải thích
Vitamin A có công thức phân tử C10H30O có chứa 1 vòng 6 cạnh không chứa liên kết ba. Hỏi trong phân tử có mấy liên kết đôi?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vitamin A có công thức phân tử C10H30O có chứa 1 vòng 6 cạnh không chứa liên kết ba. Hỏi trong phân tử có mấy liên kết đôi?


Đáp án:

Vitamin A có công thức phân tử C10H30O:

( π + v) = (2.10 + 2 - 30/2 =6

=> C10H30O có 1 vòng, số  π = 5

Phân tử không có liên kết 3 => Vitamin A có 5 liên kết đôi.

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Có hai bình đựng hai chất khí là CH4, C2H4. Chỉ dùng dung dịch brom có thể phân biệt được hai chất khí trên không? Nêu cách tiến hành.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có hai bình đựng hai chất khí là CH4, C2H4. Chỉ dùng dung dịch brom có thể phân biệt được hai chất khí trên không? Nêu cách tiến hành.


Đáp án:

Cho hai khí vào hai bình có cùng thể tích, sau đó cho cùng một thể tích dung dịch brom có cùng nồng độ vào hai bình và lắc đều. Bình không làm thay đổi màu dung dịch brom là CH4, bình làm nhạt màu dung dịch brom là C2H4.

PTHH: C2H4 + Br2 → C2H4Br2.

Xem đáp án và giải thích
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) trong mỗi ô trống bên cạnh các câu sau: a) Este là sản phẩm của phản ứng giữa axit và ancol. b) Este là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm COO-. c) Este no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử CnH2nO2, với n≥2. d) Hợp chất CH3COOC2H5 thuộc loại este. e) Sản phẩm của phản ứng giữa axit và ancol là este.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) trong mỗi ô trống bên cạnh các câu sau:

a) Este là sản phẩm của phản ứng giữa axit và ancol.

b) Este là hợp chất hữu cơ trong phân tử có nhóm COO-.

c) Este no, đơn chức, mạch hở có công thức phân tử CnH2nO2, với n≥2.

d) Hợp chất CH3COOC2H5 thuộc loại este.

e) Sản phẩm của phản ứng giữa axit và ancol là este.


Đáp án:

a) S vì có một số este được điều chế bằng phương pháp điều chế riêng, ví dụ: vinyl axetat.

b) S vì phân tử este không có nhóm COO- (chỉ có RCOO-)

c) Đ

d) Đ

e) S vì axit có thể là axit vô cơ. Câu đúng phải là: "Sản phẩm của phản ứng giữa axit cacboxylic và ancol là este."

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…