Để nhận biết ba lọ mất nhãn: phenol, stiren, ancol benzylic, người ta dùng một thuốc thử duy nhất là gì?
Để nhận biết ba lọ mất nhãn: phenol, stiren, ancol benzylic, người ta dùng một thuốc thử duy nhất dùng nước brom, chất nào làm mất màu dung dịch brom ⇒ stiren; chất nào tạo kết tủa trắng với nước brom ⇒ phenol; còn lại không hiện tượng gì là ancol benzylic
Tính chất nào sau đây là tính chất vật lí chung của kim loại?
Câu A. nhiệt độ nóng chảy.
Câu B. khối lượng riêng.
Câu C. tính dẫn điện.
Câu D. tính cứng.
Cho 0,99 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm A và kali vào nước. Để trung hòa dung dịch thu được cần 500 ml dung dich HCl 0,1M. Thành phần phần tram khối lượng của A trong hỗn hợp trên là?
Gọi CTTB của hai kim loại là M
nMOH = nHCl = 0,05 mol
nM = 0,05 ⇒ M = 0,99 : 0,05 = 19,8 ⇒ A: Li (7 < 19,8); do K = 39 > 19,8
Gọi nLi = x mol; nK = y mol
7x + 39y = 0,99; x + y = 0,05
x = 0,03 ⇒ %mLi = (0,03.7/0,99). 100% = 21,21%
Cho từ từ một lượng nhỏ dung dịch HCl vào dung dịch X không thấy có hiện tượng gì. Cho tiếp dung dịch HCl vào thì thấy dung dịch bị vẩn đục, sau đó dung dịch trong trở lại khi HCl dư. Tiếp tục cho từ từ dung dịch NaOH vào thấy dung dịch lại bị vẩn đục, sau đó dung dịch lại trở nên trong suốt khi NaOH dư. Dung dịch X là
Khi cho HCl vào dung dịch hỗn hợp NaOH và NaAlO2 thì phản ứng giứa HCl và NaOH xảy ra đầu tiên nhưng vì lượng HCl quá nhỏ nên không quan sát thấy hiện tượng. Tiếp tục cho HCl vào thì lúc đó NaOH đã bị trung hoà hết, đến lượt phản ứng tạo kết tủa của NaAlO2 với HCl cho đến khi cực đại thì kết tủa Al(OH)3 bị hoà tan và sau đó dung dịch trở nên trong suốt khi thêm HCl đến dư.
Tiếp tục cho từ từ dung dịch NaOH vào thấy dung dịch lại bị vẩn đục do AlCl3 phản ứng với NaOH, sau đó dung dịch lại trở nên trong suốt khi NaOH dư do Al(OH)3 bị hoà tan bới NaOH.
Ion Ca2+ có cấu hình electron giống với cấu hình electron của nguyên tử khí hiếm và ion halogen nào? Viết cấu hình electron của chúng.
Cấu hình của ion Ca2+: 1 s22s22p63s23p6. Giống cấu hình electron của nguy tử khí hiếm đứng trước nó là agon (Ar) và cấu hình electron của ion Cl-
Meton (mùi bạc hà) có công thức phân tử C10H18O chỉ chứa 1 liên kết đôi. Hỏi nó có cấu tạo mạch vòng hay hở?
Meton (mùi bạc hà) có công thức phân tử C10H18O:
( π + v) = (2.10 + 2 -18)/2 = 2
=> C10H18O chỉ chứa 1 liên kết đôi
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet