Ngâm một lá đồng trong 20 ml dung dịch bạc nitrat cho tới khi đồng không thể tan thêm được nữa. Lấy lá đồng ra, rửa nhẹ, làm khô và cân thì thấy khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52 g. Hãy xác định nổng độ mol của dung dịch bạc nitrat đã dùng (giả thiết toàn bộ lượng bạc giải phóng bám hết vào lá đồng).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ngâm một lá đồng trong 20 ml dung dịch bạc nitrat cho tới khi đồng không thể tan thêm được nữa. Lấy lá đồng ra, rửa nhẹ, làm khô và cân thì thấy khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52 g. Hãy xác định nổng độ mol của dung dịch bạc nitrat đã dùng (giả thiết toàn bộ lượng bạc giải phóng bám hết vào lá đồng).


Đáp án:

PTHH: Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag ↓

Gọi x là số mol Cu phản ứng

Theo phương trình ta có: nAg sinh ra = 2nCu pư = 2x mol

Khối lượng lá đồng tăng thêm 1,52g ⇒ mAg sinh ra – mCu pư = 1,52

⇒ 108. 2x – 64x = 1,52 ⇒ x = 0,01 (mol)

Theo pt nAgNO3 = 2.nCu = 2. 0,01 = 0,02 mol

Nồng độ dung dịch AgNO3: CM = n/V = 1M

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Khái quát về Mg
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khái quát về Mg


Đáp án:

- Magie là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Mg và số nguyên tử bằng 12. Magiê là nguyên tố phổ biến thứ 8 trong vỏ Trái Đất.

- Kí hiệu: Mg

- Cấu hình electron: [Ne] 3s2

- Số hiệu nguyên tử: 12

- Khối lượng nguyên tử: 24 g/mol

- Vị trí trong bảng tuần hoàn

+ Ô: số 12

+ Nhóm: IIA

+ Chu kì: 3

- Đồng vị: 24Mg, 25Mg, 26Mg

- Độ âm điện: 1,31

Xem đáp án và giải thích
Trình bày cách phân loại bazo
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày cách phân loại bazo


Đáp án:

Dựa vào độ tan trong nước, bazơ được chia làm 2 loại:

* Bazơ tan trong nước: NaOH, KOH, LiOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2...

* Bazơ không tan trong nước: Cu(OH)2, Mg(OH)2,...

Xem đáp án và giải thích
Lưu huỳnh cháy trong oxi theo phản ứng hóa học như sau: Lưu huỳnh + khí oxi → lưu huỳnh đioxit Cho biết khối lượng lưu huỳnh là 48 gam, khối lượng khí lưu huỳnh đioxit thu được là 96 gam. Tính khối lượng khí oxi đã tham gia phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Lưu huỳnh cháy trong oxi theo phản ứng hóa học như sau:

Lưu huỳnh + khí oxi → lưu huỳnh đioxit

Cho biết khối lượng lưu huỳnh là 48 gam, khối lượng khí lưu huỳnh đioxit thu được là 96 gam. Tính khối lượng khí oxi đã tham gia phản ứng.


Đáp án:

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng có:

mlưu huỳnh + moxi = mlưu huỳnh đioxit

⇒ moxi = mlưu huỳnh đioxit - mlưu huỳnh = 96 – 48 = 48 gam.

Xem đáp án và giải thích
Aminoaxit đơn chức X chứa 15,73%N về khối lượng. X tạo Octapeptit Y. Y có phân tử khối là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Aminoaxit đơn chức X chứa 15,73%N về khối lượng. X tạo Octapeptit Y. Y có phân tử khối là bao nhiêu?


Đáp án:

Đặt X: 2CnH2n+1NO2 → C2nH4nN2O3 + H2O

Ta có: %mN = (14/MX). 100% = 15,73 suy ra MX = 89 đvC

Phản ứng: 8X → Y + 7H2

Vậy MY = 8.89 – 7.18 = 586 đvC

Xem đáp án và giải thích
Bài toán đốt cháy hỗn hợp ankan và ancol
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm C3H8, C2H4(OH)2 và một số ancol no, đơn chức, mạch hở (C3H8 và C2H4(OH)2 có số mol bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn 5,444 gam X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng lên 16,58 gam và xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị của m là


Đáp án:
  • Câu A. 47,477.

  • Câu B. 43,931.

  • Câu C. 42,158.

  • Câu D. 45,704.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…