Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho dung dịch Fe(NO3)2 lần lượt tác dụng với các dung dịch Na2S, H2SO4 loãng, H2S, H2SO4 đặc, NH3, AgNO3, Na2CO3, Br2. Số trường hợp xảy ra phản ứng là:

Đáp án:
  • Câu A. 5 Đáp án đúng

  • Câu B. 7

  • Câu C. 8

  • Câu D. 6

Giải thích:

Các dung dịch thỏa mãn là: Na2S, H2SO4 loãng, H2SO4 đặc, NH3, AgNO3, Na2CO3, Br2. Với Na2S: Fe(NO3)2 + Na2S → FeS↓ + 2NaNO3 Chú ý: FeS tan trong axit mạnh loãng (HCl,H2SO4…) nếu thay Na2S bằng H2S thì sẽ không có phản ứng. Với H2SO4 loãng, H2SO4 đặc: 3Fe2+ + NO3- + 4H+ → 3Fe3+ NO + 2H2O. Với AgNO3: Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag Chú ý: Dù axit đặc nhưng Fe(NO3)2 là dung dịch nên axit đặc sẽ biến thành loãng. Với NH3: Fe2+ + 2NH3 + H2O → Fe(OH)2 ↓ + 2NH4+ Với Na2CO3: Fe2+ + CO3(2-) → FeCO3 ↓ Với Br2: 2Fe2+ + Br2 → 2Fe3+ 2Br-

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đốt cháy 3,1 gam photpho trong bình chứa oxi dư tạo ra điphotpho pentaoxit. Tính khối lượng oxit thu được sau phản ứng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy 3,1 gam photpho trong bình chứa oxi dư tạo ra điphotpho pentaoxit. Tính khối lượng oxit thu được sau phản ứng?


Đáp án:

nP =0,1 mol

4P + 5O2 --t0--> 2P2O5

0,1 → 0,05 (mol)

mP2O5 = 0,05 . 142 = 7,1 gam

Xem đáp án và giải thích
Vì sao phía trên cùng của ngọn lửa lại có màu xanh ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao phía trên cùng của ngọn lửa lại có màu xanh ?


Đáp án:

Vì ở chỗ đó nhiệt độ của ngọn lửa cao nhất. Bình thường khí nhiệt độ vượt quá 1.000o C thì ngọn lửa sẽ có màu xanh hoặc màu trắng, dưới 1.0000 C có màu đỏ.

Xem đáp án và giải thích
Trong các cặp phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ lớn hơn? a) Fe + CuSO4 (2M) và Fe + CuSO4 (4M) (cùng nhiệt độ). b) Zn + CuSO4 (2M, 25oC) và Zn + CuSO4 (2M, 50°C). c) Zn (hạt) + CuSO4 (2M) và Zn (bột) + CuSO4 (2M) (cùng nhiệt độ).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong các cặp phản ứng sau, phản ứng nào có tốc độ lớn hơn?

a) Fe + CuSO4 (2M) và Fe + CuSO4 (4M) (cùng nhiệt độ).

b) Zn + CuSO4 (2M, 25oC) và Zn + CuSO4 (2M, 50°C).

c) Zn (hạt) + CuSO4 (2M) và Zn (bột) + CuSO4 (2M) (cùng nhiệt độ).

d) 2H2 + O2 ---t0 thường---> 2H2O và 2H2 + O2 ---t0 thường, Pt---> 2H2O

 


Đáp án:

Phản ứng có tốc độ lớn hơn:

a) Fe + CuSO4 (4M).

b) Zn + CuSO4 (2M, 50oC).

c) Zn (bột) + CuSO4 (2M).

d) 2H2 + O2 ---t0 thường, Pt---> 2H2O

 

Xem đáp án và giải thích
Phân tử khối trung bình của polietilen X là 420000. Hệ số polime hoá của PE?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân tử khối trung bình của polietilen X là 420000. Hệ số polime hoá của PE?


Đáp án:

PE là (CH2-CH2)n có M = 420000 = 28n

⇒ n = 15.000 (hệ số polime hóa)

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hết 23,18 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Fe(NO3)3 vào dung dịch chứa 0,46 mol H2SO4 loãng và 0,01 mol NaNO3, thu được dung dịch Y (chứa 58,45 gam chất tan gồm hỗn hợp muối trung hòa) và 2,92 gam hỗn hợp khí Z. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,91 mol NaOH, thu được 29,18 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Fe(NO3)3 trong X là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hết 23,18 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg và Fe(NO3)3 vào dung dịch chứa 0,46 mol H2SO4 loãng và 0,01 mol NaNO3, thu được dung dịch Y (chứa 58,45 gam chất tan gồm hỗn hợp muối trung hòa) và 2,92 gam hỗn hợp khí Z. Cho Y phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,91 mol NaOH, thu được 29,18 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng Fe(NO3)3 trong X là


Đáp án:

Y + NaOH thu được dung dịch chứa Na+ (0,91 + 0,01 = 0,92), SO42- (0,46), bảo toàn điện tích vừa đủ nên Y không còn NO3-.

Đặt u là tổng khối lượng của Fe2+, Fe3+, Mg2+. Đặt nNH4+ = v

m muối = u + 18v + 0,01.23 + 0,46.96 = 58,45g

nOH- trong kết tủa = 0,91 – v

—> m↓ = u + 17(0,91 – v) = 29,18g

—> u = 13,88 và v = 0,01

nNO3-(X) = (mX – u)/62 = 0,15 —> nFe(NO3)3 = 0,05

—> %Fe(NO3)3 = 0,05.242/23,18 = 52,20%

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…