Cho hỗn hợp m gam gồm Mg, Fe (có tỉ lệ mol là 1:2) tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 6,72 lít khí H2. Giá trị m là
nMg = x và nFe = 2x
=>nH2 = x + 2x = 0,3 => x = 1
m = 13,6 gam
Ghi lại hiện tượng xuất hiện trong mỗi ống nghiệm. Dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng xảy ra. Viết phương trình chữ phản ứng.
Cho biết:
a) Trong hơi thở ra có khí cacbon đioxit, hai chất mới tạo ra là canxi cacbonat và nước.
b) Hai chất mới tạo ra thì một cũng là canxi cacbonat và một là natri hiđroxit.
Hiện tượng TN2.a
+ Ống nghiệm 1: không có hiện tượng gì
+ Ống nghiệm 2: thấy nước vôi trong vẩn đục
Giải thích :
+ Ống 1: không có phản ứng hóa học xảy ra
+ Ống 2: Đã xảy ra phản ứng vì xuất hiện chất mới làm đục nước vôi trong là canxicacbonat
Phương trình bằng chữ :
Canxi hidroxit (nước vôi trong) + cacbon đioxit (hơi thở)→ Canxi cacbonat + nước
Hiện tượng TN2.b
- Nhỏ Na2CO3:
+ Ống 1: Không có hiện tượng gì.
+ Ống 2: Xuất hiện kết tủa trắng.
Giải thích:
+ Ống 1: Không có phản ứng hóa học xảy ra.
+ Ống 2: Đã xảy ra phản ứng hóa học vì xuất hiện chất mới.
Phương trình chữ:
Canxi hiđroxit + Natricacbonat → Canxi cacbonat + Natri hiđroxit.
Cho các chất rắn sau : NaNO3, CaCO3, BaSO4, Zn(NO3)2, Na2CO3. Chỉ dùng thêm tối đa hai hoá chất có thể phân biệt được các chất trên hay không ?
Có thể dùng H2O và dung dịch HCl để phân biệt các chất
Dùng H2O : NaNO3, Na2CO3, Zn(NO3)2 tan (I) ; CaCO3, BaSO4 không tan (II).
Cho dung dịch HCl vào (I) : nhận ra Na2CO3 (có khí bay ra).
Lấy Na2CO3 cho vào hai dung dịch còn lại, dung dịch nào tạo kết tủa là dung dịch Zn(NO3)2.
Cho dung dịch HCl vào (II) : BaSO4 không tan, CaCO3 tan và có khí bay ra.
Cacbon có tính chất hóa học chủ yếu nào? Lấy các thí dụ minh họa.
Tính chất hóa học đặc trưng của cacbon là tính khử và tính oxi hóa.
Tính khử: C+ O2 --t0--> CO2
Tính oxi hóa: C + H2 --t0--> CH4
Tại sao khi đi gần các sông, hồ bẩn vào ngày nắng nóng, người ta ngửi thấy mùi khai?
Khi nước sông, hồ bị ô nhiễm nặng bởi các chất hữu cơ giàu đạm như nước tiểu, phân hữu cơ, rác thải hữu cơ… thì lượng urê trong các chất hữu cơ này sinh ra nhiều. Dưới tác dụng của men ureaza của các vi sinh vật, urê bị phân hủy tiếp thành CO2 và amoniac NH3 theo phản ứng:
(NH2)2CO + H2O → CO2 + 2NH3
NH3 sinh ra hòa tan trong nước sông. Như vậy khi trời nắng (nhiệt độ cao), NH3 sinh ra do các phản ứng phân hủy urê chứa trong nước sẽ không hòa tan vào nước mà bị tách ra bay vào không khí làm cho không khí xung quanh sông, hồ có mùi khai khó chịu.
Hai este X và Y là đồng phân cấu tạo của nhau. Tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 44.
a) Tìm công thức phân tử của X và Y.
b) Cho 4,4 g hồn hợp X và Y tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 4,45 g chất rắn khan và hỗn hợp hai ancol là đồng đẳng kế tiếp. Xác định công thức cấu tạo của X, Y và gọi tên chúng.
a) MX = 44.2 = 88 (g/mol).
Vì nhóm COO trong phân tử este có khối lượng là 44, nên X và Y thuộc loại este đơn chức dạng RCOOR' hay CxHyO2.
Ta có : 12x + y = 56→x = 4;y = 8
Công thức phân tử của X và Y là C4H8O2. X, Y thuộc loại este no, đơn chức, mạch hở.
b) Đặt công thức chung của 2 este là RCOOR ’. Phản ứng thủy phân trong dung dịch NaOH :
RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH
Chất rắn khan là hỗn hợp muối của hai axit là đồng đẳng kế tiếp (vì hai ancol là đồng đẳng kế tiếp).
neste= n muối== 0,05 mol
M RCOONa = = 89 (g/mol)
→R = 22.
Hai muối tương ứng là CH3COONa và C2H5COONa.
X là CH3COOCH2CH3 (etyl axetat), Y là C2H5COOCH3 (metyl propionat).
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB