Đốt cháy 3,7g chất hữu cơ X (C, H, O) dùng vừa đủ 6,72 lít oxi (đktc) và thu được 0,25 mol H2O. Công thức phân tử của X là gì? (biết 70 < MX < 83)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy 3,7g chất hữu cơ X (C, H, O) dùng vừa đủ 6,72 lít oxi (đktc) và thu được 0,25 mol H2O. Công thức phân tử của X là gì? (biết 70 < MX < 83)


Đáp án:

Gọi CTPT CxHyOz

X + O2 → CO2 + H2O

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mCO2 = mX + mO2 – mH2O = 8,8g

mC = 2,4g; mH = 0,5g ⇒ mO = 0,8g

x : y : z = 4 : 10 : 1

⇒ X có dạng (C4H10O)n

⇒ Ta có 70 < 74n < 83 ⇒ n = 1 ⇒ CTPT: C4H10O

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nêu phương pháp hóa học phân biệt ba dung dịch sau: glucozơ, rượu etylic, saccarozơ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu phương pháp hóa học phân biệt ba dung dịch sau: glucozơ, rượu etylic, saccarozơ.


Đáp án:

Lấy mẫu thử cho từng chất và đánh số thứ tự:

- Cho các mẫu thử tác dụng với Ag2O trong dung dịch NH3.

   + Chất nào có phản ứng tráng bạc đó là glucozơ (có chất màu xám bám lên thành ống nghiệm)

PTHH: C6H12O6 + Ag2O --NH3--> C6H12O7 + 2Ag.

   + Còn lại là rượu etylic và saccarozơ.

- Cho vào 2 mẫu thử dung dịch HCl sau đó đun nóng tiến hành phản ứng thủy phân, lấy sản phẩm thủy phân đem tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.

- Sản phẩm nào tạo kết tủa trắng thì ban đầu là Saccarozo (Do saccarozo thủy phân ra glucozo và tham gia phản ứng tráng bạc tạo kết tủa Ag)

- Không có hiện tượng thì ban đầu là rượu etylic

Saccarozo --H+--> Glucozo + Fructozo

Xem đáp án và giải thích
a. So sánh tính chất vật lý của glucozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ. b. Tìm mối liên quan về cấu tạo của glucozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a. So sánh tính chất vật lý của glucozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.

b. Tìm mối liên quan về cấu tạo của glucozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.


Đáp án:

a. So sánh tính chất vật lý của glucozơ, saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ.

  glucozo saccarozo tinh bột xenlulozo
Tính chất vật lý Chất rắn, tinh thể không màu, dễ tan trong nước Chất rắn kết tinh, không màu, không mùi, có vị ngọt, tan tốt trong nước, độ tan tăng nhanh theo nhiệt độ Chất rắn, ở dạng bột, vô định hình, màu trắng, không tan trong nước lạnh. Trong nước nóng, hạt tinh bột sẽ ngậm nước và trương phồng lên tạo thành dung dịch keo, gọi là hồ tinh bột Chất rắn, dạng sợi màu trắng, không có mùi vị. Không tan trong nước và nhiều dung mỗi hữu cơ… Chỉ tan được trong nước Svayde.
 

b. Mối liên quan về cấu tạo:

Saccarozơ là một đisaccarit được cấu tạo từ một gốc glucozơ và một gốc fructozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi.

Tinh bột thuộc loại polisaccarit, phân tử gồm nhiều mắt xích C6H10O5 liên kết với nhau, các mắt xích liên kết với nhau tạo thành hai dạng: dạng lò xo không phân nhánh gọi là amilozơ, dạng lò xo phân nhánh gọi là amilopectin. Amilozơ được tạo thành từ các gốc α-glucozơ liên kết với nhau thành mạch dài, xoắn lại với nhau và có phân tử khối lớn. Còn amilopectin có cấu tạo mạng không gian gồm cấc mắt xích α-glucozơ tạo nên.

Xenlulozơ là một polisaccarit, phân tử gồm nhiều gốc β-glucozơ liên kết với nhau tạo thành mạch kéo dài, có phân tử khối rất lớn.

 

Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định pentapeptit dựa vào phản ứng thủy phân
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X thì thu được 3 mol glyxin, 1 mol alanin và 1 mol valin. Khi thủy phân không hoàn toàn X trong hỗn hợp sản phẩm thấy có các đipeptit Gly-Gly; Ala-Gly; và tripeptit Gly-Val-Gly. Amino axit đầu N, amino axit đầu C của X là


Đáp án:
  • Câu A. Gly, Val.

  • Câu B. Ala, Gly.

  • Câu C. Ala, Val.

  • Câu D. Gly, Gly.

Xem đáp án và giải thích
Khi lấy 14,25g muối clorua của một kim loại chỉ có hóa trị II và một lượng muối nitrat của kim loại đó có số mol bằng số mol muối clorua thì thấy khác nhau 7,95g . Xác định tên kim loại
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi lấy 14,25g muối clorua của một kim loại chỉ có hóa trị II và một lượng muối nitrat của kim loại đó có số mol bằng số mol muối clorua thì thấy khác nhau 7,95g . Xác định tên kim loại


Đáp án:

Gọi kim loại cần tìm là M, có hóa trị là n

Công thức muối clorua là MCln

Công thức muối nitrat là M(NO3)n. Có số mol là x

Theo bài ra ta có hệ phương trình :

Xem đáp án và giải thích
Điện phân một muối kim loại M nóng chảy với cường độ dòng điện là 10A trong thời gian 2 giờ, người ta thu được ở catot 0,373 mol kim loại M. Số oxi hóa kim loại M trong muối là
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Điện phân một muối kim loại M nóng chảy với cường độ dòng điện là 10A trong thời gian 2 giờ, người ta thu được ở catot 0,373 mol kim loại M. Số oxi hóa kim loại M trong muối là


Đáp án:
  • Câu A. +1

  • Câu B. +2

  • Câu C. +3

  • Câu D. +4

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…