Làm thế nào để biết dưới giếng có khí độc, khí CO hoặc không có oxi, để tránh khi xuống giếng bị chết ngạt ?
Trong các giếng sâu ở một số vùng đồng bằng thường có nhiều khí độc CO và CH4 và thiếu oxi. Vì một lí do nào đó mà ta xuống giếng thì rất nguy hiểm. Đã có rất nhiều trường hợp tử vong do trèo xuống giếng gặp nhiều khí độc và chết ngạt do thiếu oxi. Điều tốt nhất là tránh phải xuống giếng, nếu có xuống thì nên mang theo bình thở oxi. Trước khi xuống giếng cần thử xem trong giếng có nhiều khí độc hay không bằng cách cột một con vật như gà, vịt rồi thả xuống giếng. Nếu gà, vịt chết thì chứng tỏ dưới giếng có nhiều khí độc.
Hợp chất Z có công thức đơn giản nhất là CH3O và có tỉ khối hơi so với hiđro bằng 31,0. Tìm Z?
Vì dZ/H2 = 31 ⇒ MZ = 2.31 = 62
Gọi công thức phân tử của Z là (CH3O)n
⇒ MZ = 31n = 62 ⇒ n = 2 ⇒ C2H6O2
Cho hỗn hợp A gồm 2 gam Fe và 3 gam Cu vào dung dịch HNO3 thấy thoát ra 0,448 lít khí NO duy nhất (đktc). Tính khối lượng muối trong dung dịch thu được.
Ta có: nNO = 0,02 (mol); nFe ban đầu = 0,0375 (mol)
Nếu Fe phản ứng hết, số mol electron nhường = 0,0375 × 3= 0,1125 > 0,06 Fe dư, Cu chưa phản ứng với dung dịch HNO3.
Như vậy sau khi phản ứng kết thúc Fe dư, Cu chưa phản ứng muối tạo ta là Fe(NO3)2: mFe(NO3)2 = 0,03 × 180 = 54(gam)
Cho 16,8g hỗn hợp X gồm Mg, Ca phản ứng vừa đủ với 7,84 lít hỗn hợp khí Y gồm Cl2, O2 thu được 35,8g chất rắn Z chỉ gồm các muối clorua và các oxit kim loại. Phần trăm khối lượng của Ca trong X là
Giải
BTKL → mX + mY(Cl2 + O2) = mZ
→ mY = mZ – mX = 35,8 – 16,8 = 19,0 gam
Ta có: nY = 0,35 mol
Đặt nCl2 = a mol, nO2 = b mol
→ a + b = 0,35 và 71a + 32b = 19
→ a = 0,2 và b = 0,15
16,8g X gồm Mg: x mol, Ca: y mol
→ 24x + 40y = 16,8
BT e => 2x + 2y = 2.0,2 + 4.0,15 = 1,0
→ x = 0,2 và y = 0,3
→ mCa = 0,3.40 = 12g
→ %mCa = 71,43%
Cho V lít dung dịch Ba(OH)2 0,5M vào 200 ml dung dịch Al(NO3)3 0,75M thu được 7,8 g kết tủa. Tìm V?
Cho 3,9 gam kim loại K tác dụng với 101,8 gam nước. Tính nồng độ mol và nồng độ % của chất trong dung dịch thu được. Biết khối lượng riêng của dung dịch đó là 1,056 g/ml.
nK = 3,9/39 = 0,1 mol
Phản ứng: 2K + 2H2O → 2KOH + H2
nH2 = 0,05.2 = 0,1 gam
Khối lượng dung dịch sau phản ứng:
mdd = 3,9 + 101,8 – 0,1 = 105,6 gam
C%KOH = [0,1.56]/105,6 . 100% = 5,3%
Vdd = m/D = 105,6/1,056 = 100 ml = 0,1 lít
CM(KOH) = 0,1/0,1 = 1 M.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet