Tính khối lượng ancol etvlic thu được từ:
a. Một tấn ngô chứa 65% tinh bột, hiệu suất cả quá trình đạt 80%.
b. Một tấn mùn cưa chứa 50% xenlulozo, hiệu suất cả quá trình đạt 70%.
a. mtinh bột = 1.65:100 = 0,65 tấn = 650 kg
khối lượng etanol thu được với hiệu suất 80% là :
650.(92n : 162n).(80 : 100) = 295,3 kg
b. mxenlulozo = 50:100.1 = 0,5 tấn = 500 kg
Khối lượng etanol thu được với hiệu suất 70% là :
500. (92n : 162n).(70 : 100) = 198,8 kg
Axit malonic có công thức là gì?
Axit malonic có công thức là HOOC-CH2-COOH.
Cho phản ứng thế: 2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2. Tính khối lượng của Al đã phản ứng với axit sunfuric (H2SO4), biết sau phản ứng thu được 1,68 lít khí (đktc).
Số mol H2 là: nH2 =0,075 mol
Phương trình hóa học:
2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2↑
0,05 ← 0,075 (mol)
Khối lượng Al đã phản ứng là: mAl = nAl.MAl = 0,05.27 = 1,35 gam
Trình bày cách phân biệt các mẫu vật liệu sau:
a. PVC (làm vải giả da) và da thật.
b. Tơ tằm và tơ axetat.
a. Đốt hai mẫu tơ giả và tơ thật sau đó úp lên bề mặt ngọn lửa một phễu lọc có tẩm dung dịch AgNO3. Nếu mẫu thử nào có kết tủa trắng thì đó là PVC (làm da giả)
PVC + O2 → HCl + ...
HCl + AgNO3 → AgCl ↓ + HNO3
Mẫu thử có mùi khét như tóc cháy, là da thật.
b. Tơ tằm khi cháy có mùi khét như tóc cháy, còn tơ axetat thì không.
Hãy xác định thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp CO và CO2, biết các số liệu thực nghiệm sau:
– Dẫn 16 lít hỗn hợp CO và CO2 qua nước vôi trong dư thu được khí A.
– Để đốt cháy A cần 2 lít khí oxi. Các thể tích khí đo được ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
Dẫn hỗn hợp khí CO và CO2 qua nước vôi trong dư thu được khí A là khí CO, trong cùng điều kiện về nhiệt độ, áp suất thì tỉ lệ thể tích cũng bằng tỉ lệ về số mol.
Phương trình phản ứng đốt cháy khí A:
2CO + O2 → 2CO2.
Từ phương trình trên ta nhận thấy: nCO = 2.nO2
⇒ VCO = 2.VO2 = 2. 2 = 4 lít. (tỉ lệ mol cũng chính là tỉ lệ thể tích)
Từ phương trình trên ta nhận thấy: VCO = 4 lít.
Vậy VCO2 = 16 – 4 = 12 lít.
% VCO2 = 12 /16 x 100% = 75 %;
%VCO = 100% – 75% = 25%.
Khi nhúng cặp điện cực vào cốc đựng dung dịch H2SO4 trong bộ dụng cụ như ở hình 1.1 rồi nối các dây dẫn điện với nguồn điện, bóng đèn sáng rõ. Sau khi thêm vào cốc đó một lượng dung dịch Ba(OH)2, bóng đèn sáng yếu đi. Nếu cho dư dung dịch Ba(OH)2 vào, bóng đèn lại sáng rõ. Giải thích.
- H2SO4 là chất điện li mạnh vì vậy bóng đèn sáng.
H2SO4 → 2H+ + SO42-
- Khi cho dung dịch Ba(OH)2 vào xảy ra phản ứng
H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + 2H2O
Nồng độ SO42- và H+ giảm đi do tạo thành chất khó tan BaSO4 và chất kém điện li H2O, nên bóng đèn sáng yếu đi.
- Khi dư dung dịch Ba(OH)2 nồng độ các ion trong dung dịch tăng (Ba(OH)2 là chất điện li mạnh) bóng đèn sáng trở lại.
Ba(OH)2 → Ba2+ + 2OH-
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet