Câu hỏi lý thuyết về phản ứng hiđro hóa chất béo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Phương pháp chuyển hóa triglixerit lỏng thành triglixerit rắn (tạo bơ nhân tạo) là:


Đáp án:
  • Câu A. Hạ nhiệt độ thật nhanh để hóa rắn triglixerit

  • Câu B. Thủy phân chất béo trong môi trường axit

  • Câu C. Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm

  • Câu D. Hidro hóa trglixerit lỏng thành triglixerit rắn Đáp án đúng

Giải thích:

Phương pháp chuyển hóa triglixerit lỏng thành triglixerit rắn (tạo bơ nhân tạo) là: Hidro hóa trglixerit lỏng thành triglixerit rắn.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hỗn hợp khí A gồm có O2 và O3, tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với hiđro là 19,2. Hỗn hợp khí B gồm có H2 và CO, tỉ khối của hỗn hợp khí B đốí với hiđro là 3,6. a) Tính thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp A và hỗn hợp B. b) Tính số mol hỗn hợp khí A cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp khí B. Các thể tích khí được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp khí A gồm có O2 và O3, tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với hiđro là 19,2. Hỗn hợp khí B gồm có H2 và CO, tỉ khối của hỗn hợp khí B đốí với hiđro là 3,6.

a) Tính thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp A và hỗn hợp B.

b) Tính số mol hỗn hợp khí A cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp khí B. Các thể tích khí được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.


Đáp án:

a) Đặt số mol O2 và O3 trong hỗn hợp A lần lượt là a mol và b mol.

Xét 1 mol hỗn hợp A => a + b = 1 (∗)

Theo đề bài ta có: MA = (32a + 48b)/(a + b) = 192,2.2 = 38,4 (**)

Giải hệ (∗) và (∗∗) ta được a = 0,6; b = 0,4 => %VO2=60%; %VO3=40%.

Giải tương tự ta tính được hỗn hợp B: %VH2=80%; %VCO=20%

b) Các phản ứng xảy ra:

2H2 + O2 → 2H2O (1)

2CO +O2 → 2CO2 (2)

3H2 + O3 → 3H2O (3)

3CO + O3 → 3CO2 (4)

Đặt số mol của A cần dùng để đốt cháy 1 mol B là x mol

 nO2 = 0,6x & nO3 = 0,4x

Trong 1 mol hỗn hợp B: nH2 = 0,8 & nCO = 0,2

Từ (1), (2), (3) và (4): nH2 pu = nH2O tạo thành = 0,8 mol & nCO pu = nCO2 tạo thành =0,2 mol

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mA + mB = mCO2 + mH2O = 0,8.18 + 0,2.44 = 23,2 g

mB = 0,8.2 + 0,2.28 = 7,2 g

⇒ mA = 23,2 - 7,2 = 16g = 32.0,6x + 48.0,4x ⇒ x = 5/12 ≈ 0,416 (mol)

 

Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình hóa học theo sơ đồ tạo thành và chuyển hóa tinh bột sau đây: CO2 (1)→ (C6H10O5)n (2)→ C12H22O11 (3)→ C6H12O6 (4)→ C2H5OH Giai đoạn nào có thể thực hiện được nhờ xúc tác axit?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình hóa học theo sơ đồ tạo thành và chuyển hóa tinh bột sau đây:

CO2 (1)→ (C6H10O5)n (2)→ C12H22O11 (3)→ C6H12O6 (4)→ C2H5OH

Giai đoạn nào có thể thực hiện được nhờ xúc tác axit?


Đáp án:

6nCO2  + 5nH2O   --as, clorophin--> (C6H1O5)n + 6nO2

2(C6H1O5)n  + 2nH2O  --men amilaza--> nC12H22O11

C12H22O11   + H2O --H+--> 2C6H12O11

C6H12O11 --men rượu--> 2C2H5OH + 2CO2

Giai đoạn (2) và (3) có thể dùng xúc tác axit (H+).

 

Xem đáp án và giải thích
Nhóm cacbon
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (1). Kim cương và than chì là hai dạng thù hình của cacbon. (2). Trong phản ứng với nhôm, cacbon đóng vai trò là chất khử. (3). Than hoạt tính được dùng trong mặt nạ phòng độc. (4). Ở nhiệt độ cao, khí CO khử được CuO và Fe3O4. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 1

  • Câu C. 2

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
Chia hỗn hợp X gồm K, Al, Fe thành 2 phần bằng nhau: - Cho phần 1 vào dung dich KOH dư thu được 0,784 lít khí H2 (đktc). - Cho phần 2 vào một lượng H2O dư thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam hỗn hợp kim loại Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl dư thu được 0,56 lít khí H2 (đktc). Tính khối lượng tính theo gam cả K, Al, Fe trong mỗi phần hỗn hợp X 
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

 Chia hỗn hợp X gồm K, Al, Fe thành 2 phần bằng nhau:

- Cho phần 1 vào dung dich KOH dư thu được 0,784 lít khí H2 (đktc).

- Cho phần 2 vào một lượng H2O dư thu được 0,448 lít khí H2 (đktc) và m gam hỗn hợp kim loại Y. Hòa tan hoàn toàn Y vào dung dịch HCl dư thu được 0,56 lít khí H2 (đktc).

Tính khối lượng tính theo gam cả K, Al, Fe trong mỗi phần hỗn hợp X 


Đáp án:

Ta thấy lượng H2 sinh ra khi tác dụng với H2O ít hơn so với lượng H2 khi tác dụng với KOH ⇒ Khi tác dụng với H2O, Al còn dư

 

nH2 = 2x = 0,02 ⇒ x = 0,01, thay vào (1) ⇒ y = 0,02

Hỗn hợp Y gồm Al dư và Fe phản ứng với HCl

nAl dư = y – x = 0,01 mol

nH2 = 1,5nAl dư + nFe = 0,025 ⇒ z = 0,01

Vậy mK = 0,39g; mAl = 0,54g; mFe = 0,56g

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp khí X gồm trimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng kế tiếp bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 750 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dần toàn bộ Y đi qua dung dịch H2SO4 đặc (dư). Thể tích còn khí lại là 350 ml. Các thể tích khí và hơi đo cùng điều kiện. Hai hiđrocacbon đó là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp khí X gồm trimetylamin và hai hiđrocacbon đồng đẳng kế tiếp bằng một lượng oxi vừa đủ, thu được 750 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Dần toàn bộ Y đi qua dung dịch H2SO4 đặc (dư). Thể tích còn khí lại là 350 ml. Các thể tích khí và hơi đo cùng điều kiện. Hai hiđrocacbon đó là


Đáp án:

100 ml X gồm C3H9N & CxHy  +  O2  --> 750 ml [N2 & CO2 & H2O]  ---H2SO4--> 350 ml {N2; CO2}

VH2O = 750 -350 = 400 ml

Nếu hidrocacbon là ankan:

Vankan + Vamin = VH2O – (VCO2 + VN2) = 400 - 350 = 50ml ≠ 100ml → Loại

⇒ Hidrocacbon là anken CnH2n

Bảo toàn nguyên tố H: nH amin + nH anken = 50.9 + 50.2n = 2nH2O = 2. 400 = 800 ⇒ n = 3,5

⇒ hai anken C3H6 và C4H8

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…