Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chất A có công thức phân tử C3H12N2O3. Chất B có công thức phân tử là CH4N2O. A, B lần lượt phản ứng với dung dịch HCl cũng cho ra một khí Z. Mặt khác, khi cho A, B tác dụng với dung dịch NaOH thì A cho khí X còn B cho khí Y. Phát biểu nào sau đây đúng?

Đáp án:
  • Câu A. Z vừa phản ứng được với NaOH vừa phản ứng được với HCl

  • Câu B. X, Y, Z phản ứng được với dung dịch NaOH.

  • Câu C. MZ > MY > MX

  • Câu D. X, Y làm quỳ tím hóa xanh Đáp án đúng

Giải thích:

Đáp án D. - A có dạng: CnH(2n+6)O3N2 (n≥ 2) là muối cacbonat của amin => A có CTCT : (CH3NH3)2CO3. - B là đạm ure (NH2)2CO. (CH3NH3)2CO3 + 2NaOH → 2CH3NH2↑ + Na2CO3 + 2H2O; (CH3NH3)2CO3 + 2HCl → 2CH3NH3Cl + CO2↑ + 2H2O; (NH2)2CO + NaOH → Na2CO3 + 2NH3↑ ; (NH2)2CO + HCl → CO2↑ + H2O + 2NH4Cl. → Z là CO2. → X là CH3NH2 và Y là NH3.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Các ứng dụng của kali
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Các ứng dụng của kali


Đáp án:

- Các loại phân hóa học chứa kali như clorua kali, sulfat kali, cacbonat kali v.v ………

    + Nitrat kali được sử dụng trong thuốc súng.

    + Cacbonat kali được sử dụng trong sản xuất thủy tinh.

    + Thủy tinh được xử lý bằng kali lỏng là có độ bền cao hơn so với thủy tinh thường.

    + NaK là hợp kim của kali với natri được sử dụng như là chất truyền nhiệt trung gian.

    + Nguyên tố này là thành phần rất cần thiết cho sự phát triển của cây cối và được tìm thấy trong nhiều loại đất

Xem đáp án và giải thích
Cho 100 gam dung dịch NH4HSO4 11,5% vào 100 gam dung dịch Ba(OH)2 13,68% và đun nhẹ. Thể tích khí (đktc) và khối lượng kết tủa thu được là (giả sử toàn bộ khí sinh ra thoát ra khỏi dung dịch)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 100 gam dung dịch NH4HSO4 11,5% vào 100 gam dung dịch Ba(OH)2 13,68% và đun nhẹ. Thể tích khí (đktc) và khối lượng kết tủa thu được là bao nhiêu (giả sử toàn bộ khí sinh ra thoát ra khỏi dung dịch)?


Đáp án:

NH4HSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 ↓ + NH3 ↑ + H2O

HSO4- + Ba2+ → SO42- + H2O

OH- + NH4+ → NH3 + H2O

⇒ nNH3 = 0,06 mol

⇒ V = 1,344l

Ba2+ + SO42- → BaSO4

⇒ nBaSO4 = 0,08 mol

⇒ m = 18,64g

Xem đáp án và giải thích
Đun nóng 3,21 gam hỗn hợp A gồm hai chất hữu cơ B và C có cùng nhóm chức với dung dịch NaOH dư thu được hỗn hợp muối natri của hai axit no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và một chất lỏng D. Chất D phản ứng với CuO đun nóng cho sản phẩm có phản ứng tráng gương. Cho 1/10 lượng chất D phản ứng với natri được 33,6 ml H2 (đktc). Tỉ khối hơi của D so với không khí là 2 a. Xác định công thức cấu tạo của B, C và D b. Tính thành phần % khối lượng hỗn hợp A
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đun nóng 3,21 gam hỗn hợp A gồm hai chất hữu cơ B và C có cùng nhóm chức với dung dịch NaOH dư thu được hỗn hợp muối natri của hai axit no đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và một chất lỏng D. Chất D phản ứng với CuO đun nóng cho sản phẩm có phản ứng tráng gương. Cho 1/10 lượng chất D phản ứng với natri được 33,6 ml H2 (đktc). Tỉ khối hơi của D so với không khí là 2.

a. Xác định công thức cấu tạo của B, C và D

b. Tính thành phần % khối lượng hỗn hợp A


Đáp án:

a.

Hai chất hữu cơ cùng chức tác dụng với NaOH dư tạo ra 2 muối natri của 2 axit no đơn chức kế tiếp và một chất lỏng D.

D + CuO  --t0--> sp có tráng bạc

Do đó D là ancol bậc 1 : R–CH2OH

B và C là 2 este tạo bởi 2 axit no, đơn chức kế tiếp nhau có công thức chung là CnH2n+1COOH và ancol D.

 

- Tìm ancol D : dd/kk = 2 → MD = 29.2 = 58

R’ + 14 + 17 = 58 → R’ = 27 (C2H3)

D là C3H5OH: CH2=CH-CH2OH (ancol anlylic)

- Tìm B, C: Đặt công thức chung cho B và C là CnH2n+1COOC3H5

Các phương trình phản ứng :

CnH2n+1COOC3H5 + NaOH → CnH2n+1COONa + C3H5OH (1)

C3H5OH + Na → C3H5ONa + 1/2 H2(bay hơi) (2)

Số mol H2 = 0,0366 : 22,4 = 0,0015

Vậy 1:10 số mol D là nC3H5OH = 2.0,0015 = 0,003 mol

Theo (1) số mol este CnH2n+1COOC3H5 bằng số mol ancol trong cả lượng D:

neste = 10.0,003 = 0,03 mol

M'este = m/n = 3,21/0,03 = 107

14n + 1 + 44 + 41 = 107 ⇒ n = 1,5

Vậy 2 axit kế tiếp là CH3COOH và C2H5COOH, hai este là CH3COOC3H5 và C2H5COOC3H5

Cấu tạo của 2 este :

CH3COOCH2CH=CH2 (M = 100; x mol)

CH3CH2COOCH2CH=CH2 (M = 114; y mol)

b.Tính % (m)

Theo bài ta có hệ pt:

x + y = 0,03 và 100x + 114y = 3,21

⇒ x = y = 0,015 mol

%(m) CH3COOC3H5 = (0,015.100:3,21).100% = 46,73 %

%(m) C2H5COOC3H5 = 53,27%

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Hãy dẫn ra một phương trình hoá học đối với mỗi loại phản ứng sau và cho biết phản ứng hoá học thuộc loại nào ? a) Oxi hoá một đơn chất bằng oxi ; b) Khử oxit kim loại bằng hiđro ; c) Đẩy hiđro trong axit bằng kim loại; d) Phản ứng giữa oxit bazơ với nước ; e) Phản ứng giữa oxit axit với nước.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy dẫn ra một phương trình hoá học đối với mỗi loại phản ứng sau và cho biết phản ứng hoá học thuộc loại nào ?

a) Oxi hoá một đơn chất bằng oxi ;

b) Khử oxit kim loại bằng hiđro ;

c) Đẩy hiđro trong axit bằng kim loại;

d) Phản ứng giữa oxit bazơ với nước ;

e) Phản ứng giữa oxit axit với nước.


Đáp án:

a) Oxi hoá đơn chất bằng oxi, thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử.

Thí dụ : 

b) Khử oxit kim loại bằng hiđro, thuộc loại phản ứng oxi hoá – khử.

Thí dụ : 

c) Đẩy hiđro trong axit bằng kim loại, thuộc loại phản ứng thế.

Thí dụ : 

d), e) Phản ứng giữa oxit axit, oxit bệảzơ với nước, thuộc loại phản ứng hoá hợp.

Thí dụ : 

Xem đáp án và giải thích
Dạng toán kim loại tác dụng với axit HCl dư
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn m gam Fe bằng dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít khí (đktc). Giá trị của m:


Đáp án:
  • Câu A. 8,4

  • Câu B. 5,6

  • Câu C. 11,2

  • Câu D. 2,8

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…