Xét phản ứng : 2NO2 (k) ⇆ N2O4 (k). Tỉ khối hơi của hỗn hợp khí thu được so với H2 ở nhiệt độ t1 là 27,6; ở nhiệt độ t2 là 34,5 (t1 > t2). Có 3 ống nghiệm đựng khí NO2 (có nút kín). Sau đó : Ngâm ống thứ nhất vào cốc nước đá; ngâm ống thứ hai vào cốc nước sôi; ống thứ ba để ở điều kiện thường. Một thời gian sau, ta thấy hiện tượng gì?
Ở nhiệt độ t2 hỗn hợp khí có tỉ khối hơi so với H2 lớn hơn nhiệt độ t1 ⇒ ở nhiệt độ t2 có lượng N2O4 lớn hơn ở nhiệt độ t1. Mà t1 > t2 ⇒ khi giảm nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận (tạo thành N2O4 không màu); khi tăng nhiệt độ cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch (tạo thành NO2 màu nâu).
Như vậy, ống thứ nhất có màu nhạt nhất, ống thứ hai có màu đậm nhất.
Phương trình hóa học nào sau đây viết sai?
Câu A. Cu + 2FeCl3 --> CuCl2 + 2FeCl2.
Câu B. Cu + 2AgNO3 --> Cu(NO3)2 + 2Ag
Câu C. Fe + CuCl2 --> FeCl2 + Cu.
Câu D. Cu + 2HNO3 --> Cu(NO3)2 + H2.
Hãy điền chữ Đ(đúng) hoặc S(sai) vào dấu [] ở mỗi câu sau đây:
a) Ankin là phần còn lại sau khi lấy đi q nguyên tử H từ phân tử ankan. []
b) Ankin là hidrocacbon còn lại sau khi lấy đi 1 nguyên tử H từ phân tử ankan. []
c) Ankin là hidrocacbon không no có 1 liên kết ba C≡C. []
d) Ankin là hidrocacbon mạch hở có 1 liên kết ba C≡C. []
e) Ankin là hợp chất có công thức chung R1-C≡C-R2 với R1,R2 là H hoặc nhóm ankin. []
a) S
b) S
c) S
d) Đ
e) Đ
Vì sao có khí metan thoát ra từ ruộng lúa hoặc các ao (hồ)?
Trong ruộng lúa, ao (hồ) thường chứa các vật thể hữu cơ. Khi các vật thể này thối rữa (hay quá trình phân hủy các vật thể hữu cơ) sinh ra khí metan. Người ta ước chừng 1/7 lượng khí metan thoát vào khí quyển hàng năm là từ các hoạt động cày cấy.
Lợi dụng hiện tượng này người ta đã làm các hầm bioga trong chăn nuôi heo tạo khí metan để sử dụng đun nấu hay chạy máy …
Đem 18g một amin đơn no A trung hòa đủ với dung dịch HCl 2M thu được 32,6g muối. CTPT của A và thể tích dung dịch axit cần là:
Câu A. C3H9N và 200 ml
Câu B. CH5N và 200 ml
Câu C. C2H7N và 100 ml
Câu D. C2H7N và 200 ml
Thủy phân hoàn toàn 62,5g dung dịch saccarozơ 17,1% trong môi trường axit ta thu được dung dịch X. Cho AgNO3/NH3 vào dung dịch X và đun nhẹ thu được khối lượng bạc. Tính khối lượng bạc.
nsac = (62,5.17,1%)/342 = 0,03125
Cả glu và fruc đều tham gia phản ứng tráng bạc
⇒ nAg = 4 nsac = 0,125 ⇒ mAg = 13,5g
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet