“Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

“Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ?


Đáp án:

– Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe máy…) có chứa các khí SO2, NO, NO2,…Các khí này tác dụng với oxi O2 và hơi nước trong không khí nhờ xúc tác oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3.

2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4

2NO + O2 → 2NO2

4NO2 + O2 + 2H2 O → 4HNO3

Axit H2SO4 và HNOtan vào nước mưa tạo ra mưa axit.

– Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. Mưa axit làm hư hỏng các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến (các loại đá này thành phần chính là CaCO3):

CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O

CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Ăn mòn điện hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa?


Đáp án:
  • Câu A.

    Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4.

  • Câu B.

    Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng.

  • Câu C.

    Đốt lá sắt trong khí Cl2.

  • Câu D.

    Sợi bạc nhúng trong dung dịch HNO3.

Xem đáp án và giải thích
Vì sao but-2-en có 2 dạng cis và trans còn but -1-en thì không?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao but-2-en có 2 dạng cis và trans còn but -1-en thì không?


Đáp án:

 But -2-en có 2 dạng cis và trans còn but -1-en thì không, do cấu tạo của but – 2-en thỏa điều kiện tồn tại đồng phân cis – trans.

- Có chứa nối đôi C=C.

- Mỗi nguyên tử C mang liên kết đôi gắn với hai nhóm nguyên tử khác nhau.

Xem đáp án và giải thích
Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan là yếu tố nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Những yếu tố ảnh hưởng đến độ tan là yếu tố nào?


Đáp án:

- Độ tan của chất rắn phụ thuộc vào nhiệt độ. Phần lớn tăng nhiệt độ thì độ tan của chất rắn tăng.

- Độ tan của chất khí phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất. Độ tan của chất khí tăng khi giảm nhiệt độ và tăng áp suất.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 14,58 gam Al trong dung dịch HNO3 loãng, đun nóng thì có 2,0 mol HNO3, đã phản ứng, đồng thời có V lít khí N2 thoát ra (đktc). Tìm V?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 14,58 gam Al trong dung dịch HNO3 loãng, đun nóng thì có 2,0 mol HNO3, đã phản ứng, đồng thời có V lít khí N2 thoát ra (đktc). Tìm V?


Đáp án:

Đặt nNH4NO3 = a, nN2 = b

⇒ 10nNH4NO3 + 8nN2 = 3nAl = 1,62 (1)

⇒ 12nNH4NO3 + 10nN2 = nHNO3 = 2 (2)

Giải hệ (1) và (2) ⇒ b = nN2 = 0,05 mol

⇒ VN2 = 1,12 lít

Xem đáp án và giải thích
Có những pin điện hóa được ghép bởi những cặp oxi hóa – khử chuẩn sau : a) Pb2+/Pb và Zn2+/Zn b) Mg2+/Mg và Pb2+/Pb
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những pin điện hóa được ghép bởi những cặp oxi hóa – khử chuẩn sau :

a) Pb2+/Pb và Zn2+/Zn

b) Mg2+/Mg và Pb2+/Pb


Đáp án:

a) Phản ứng trong pin điện hóa : Zn + Pb2+ → Zn2+ + Pb

Zn → Zn2+ +2e

Zn : Cực âm, anot

Pb2+ + 2e → Pb

Pb : cực dương, catot

EoZn-Pb = -0,13 – (-0,76) = +0,63 V

b) Phản ứng trong pin điện hóa : Mg + Pb2+ → Mg2+ + Pb

Mg → Mg2+ +2e

Mg: Cực âm, anot

Pb2+ + 2e → Pb

Pb: cực dương, catot

EoMg-Pb = -0,13 – (-2,37) = +2,24 V

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…