Hợp chất sắt
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho 2a mol bột Fe vào dung dịch chứa 5a mol AgNO3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất.

Đáp án:
  • Câu A. Fe(NO3)3.

  • Câu B. Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3. Đáp án đúng

  • Câu C. Fe(NO3)2, AgNO3.

  • Câu D. Fe(NO3)3 và AgNO3.

Giải thích:

Chọn B. Vì 2nFe < nAgNO3 < 3nFenên trong dung dịch sau phản ứng chỉ chứa Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hỗn hợp X gồm hai este có cùng công thức phân tử C8H8O2 và đều chứa vòng benzen. Để phản ứng hết với 4,08 gam X cần tối đa 0,04 mol NaOH, thu được dung dịch Z chứa 3 chất hữu cơ. Khối lượng muối có trong dung dịch Z là?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm hai este có cùng công thức phân tử C8H8O2 và đều chứa vòng benzen. Để phản ứng hết với 4,08 gam X cần tối đa 0,04 mol NaOH, thu được dung dịch Z chứa 3 chất hữu cơ. Khối lượng muối có trong dung dịch Z là?


Đáp án:

nX = 4,08/136 = 0,03 mol

nNaOH = 0,04 mol

Ta thấy 1 < nNaOH : nX = 1,3 < 2 → X chứa 1 este thường (A) và 1 este của phenol (B)

→ A là HCOOCH2C6H5

Do sau phản ứng thu được Y gồm 3 chất hữu cơ

→ B là HCOOC6H4CH3

Ta có

HCOOCH2C6H5 + NaOH → HCOONa + C6H5CH2OH

HCOOC6H4CH3 + 2NaOH → HCOONa + CH3C6H4COONa + H2O

nX = nA + nB = 0,03

nNaOH= nA + 2nB = 0,04

→ nA = 0,02

nB = 0,01

BTKL: mX + mNaOH = m muối + mancol + m nước

=> mmuối = 0,03.136 + 0,04.40 - 0,02.108 - 0,01.18 = 3,34 gam

Xem đáp án và giải thích
Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất tạo nên từ các nguyên tố đó
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất tạo nên từ các nguyên tố đó như thế nào?


Đáp án:

Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất tạo nên từ các nguyên tố đó sẽ biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

Xem đáp án và giải thích
Những nguồn năng lượng sau đây có tác động như thế nào đối với không khí và nước? - Than đá. - Dầu mỏ. - Khí tự nhiên. - Năng lượng hạt nhân.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Những nguồn năng lượng sau đây có tác động như thế nào đối với không khí và nước?

- Than đá.

- Dầu mỏ.

- Khí tự nhiên.

- Năng lượng hạt nhân.





Đáp án:

- Than đá: Khi đốt than đá sẽ thải vào khí quyển các khí CO2,CO,NO2,...

- Dầu mỏ:

+ Đốt xăng, dầu cũng thải vào không khí các khí CO2,NO2,...

+ Các đường ống dẫn dầu bị rò, rỉ làm ô nhiễm nguồn nước. Các vụ đắm tàu chở dầu gây ô nhiễm, nước biển trầm trọng.

- Khí tự nhiên: Khi cháy thải vào không khí các khí CO2,NO2,...

- Năng lượng hạt nhân: Nếu bị rò, ri lò phản ứng sẽ gây ô nhiễm phóng xạ không khí và nước.



Xem đáp án và giải thích
Bài tập liên quan tới lý thuyết về ăn mòn điện hoá
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tiến hành bốn thí nghiệm sau: - Thí nghiệm (1): Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3; - Thí nghiệm (2): Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4; - Thí nghiệm (3): Nhúng thanh Cu trong dung dịch Fe2(SO4)3 có nhỏ vài giọt dung dịch H2SO4 loãng; - Thí nghiệm (4): Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl. Các thí nghiệm xuất hiện ăn mòn điện hoá là:


Đáp án:
  • Câu A. (3), (4).

  • Câu B. (2), (4).

  • Câu C. (1), (2).

  • Câu D. (2), (3).

Xem đáp án và giải thích
Cho 20,4 g hỗn hợp Mg, Zn, Ag vào cốc đựng 600 ml dung dịch HCl 1M (vừa đủ). Sau khi phản ứng kết thúc, thêm dần NaOH vào để đạt được kết tủa tối đa. Lọc kết tủa và nung nóng ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được a gam chất rắn. Giá trị của a là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 20,4 g hỗn hợp Mg, Zn, Ag vào cốc đựng 600 ml dung dịch HCl 1M (vừa đủ). Sau khi phản ứng kết thúc, thêm dần NaOH vào để đạt được kết tủa tối đa. Lọc kết tủa và nung nóng ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được a gam chất rắn. Giá trị của a là



Đáp án:

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…