Phân biệt các khái niệm:
a) Peptit và protein.
b) Protein đơn giản và protein phức tạp.
c) Protein phức tạp và axit nucleic.
a) Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.
Peptit là loại hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit.
b) Protein đơn giản là loại protein mà khi thủy phân chỉ cho hỗn hợp các α-amino axit, thí dụ như anbumin của lòng trắng trứng, fibroin của tơ tằm,...
Protein phức tạp là loại protein được tạo thành từ protein đơn giản cộng với thành phần "phi protein" nữa, thí dụ như nucleoprotein chứa axit nucleic, lipoprotein chứa chất béo, ...
c) Protein phức tạp là loại protein được tạo thành từ protein đơn giản cộng với thành phần "phi protein" nữa, thí dụ như nucleoprotein chứa axit nucleic, lipoprotein chứa chất béo, ...
Axit nucleic là protein của axit photphoric và pentozơ (monosaccarit có 5C, mỗi pentozơ lại liên kết với một bazơ nitơ (đó là các hợp chất dị vòng chứa nitơ được kí hiệu là A, X, G, T, U).
X, Y, Z là ba este đều mạch hở, thuần chức trong đó X, Y đều đơn chức, Z hai chức. Đốt cháy hoàn toàn 19,28 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 0,94 mol O2 thu được 11,52 gam nước. Mặt khác đun nóng 19,28 gam E với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp T chứa hai ancol đều no, không thuộc cùng dãy đồng đẳng và hỗn hợp gồm hai muối có tỉ lệ mol 1: 1. Dẫn toàn bộ T qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 9,2 gam. Tính phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử nhỏ nhất trong hỗn hợp E?
+) E (19,28 g) + O2 (0,94 mol) → CO2 + H2O (0,64 mol)
→ Bảo toàn khối lượng: mCO2 = mE + mO2 - mH2O = 37,48 (g) → nCO2 = 0,86 mol
→ Bảo toàn nguyên tố Oxi: nO(E) = 2nCO2 + nH2O - 2nO2 = 0,48 mol
→ nOH(ancol) = nNaOH = nCOO = 0,24 mol
ROH + Na → RONa + 1/2 H2 ↑ → nH2 = 0,12 mol
Bảo toàn khối lượng: mT = mbình tăng + mH2 = 9,2 + 0,12.2 = 9,44 g.
Từ giả thiết → T gồm ancol đơn chức và 2 chức
Mặt khác, do X, Y, Z đều mạch hở → các muối đều đơn chức.
→ số mol mỗi muối là 0,12 mol
→ Bảo toàn khối lượng: mmuối = mE + mNaOH - mT = 19,28 + 0,24.40 – 9,44 = 19,44 g
→ Mmuối = 19,44/0,24 = 81
→ Phải chứa HCOONa → Mmuối còn lại = (19,44 - 0,12.68)/0,12 = 94 (C2H3COONa)
+) Quy E về HCOOH, C2H3COOH, CH3OH, C2H4(OH)2, CH2, H2O
→ nHCOOH - nC2H3COOH = 0,12 mol, nH2O = -nCOO = -0,24 mol
Đặt nCH3OH = x; nC2H4(OH)2 = y; nCH2 = z
→ mE = 0,12.46 + 0,12.72 + 32x + 62y + 14z – 0,24.18 = 19,28 g. (1)
nCO2 = nC(E) = 0,12 + 0,12.3 + x + 2y + z (2)
nOH = x + 2y = 0,24 mol (3)
Từ (1), (2), (3) → x = 0,04 mol; y = 0,1 mol; z = 0,14 mol
→ Ancol là C2H5OH và C3H6(OH)2
→ Hỗn hợp E gồm 0,02 mol HCOOC2H5; 0,02 mol C2H3COOC2H5 và 0,1mol C2H3COOC3H6OOCH
este có KLPT nhỏ nhất là HCOOC2H5
=> %mHCOOC2H5 = (0,02.72.100) : 19,28 = 7,68%
Trình bày phương pháp hoá học nhận biết sự có mặt của các ion trong dung dịch thu được bằng cách hoà tan các muối FeCl2, Zn(NO3)2 và AlCl3vào nước.
Cho dd tác dụng với dd AgNO3 có kết tử trắng chứng tỏ có ion Cl-
Thêm vài giọt dd H2SO4 đặc và mảnh Cu có khí không màu hóa nâu trong không khí thoát ra chứng tỏ có ion NO3-.
Cho từ từ dd NaOH đến dư vào dd trên thấy có kết tủa, sau đó kết tủa tan một phần chứng tỏ có hidroxit lưỡng tính. Gạn để tách lấy dd (ddA) lắc phần kết tủa nếu kết tủa chuyển sang màu nâu đỏ chứng tỏ có ion Fe2+.
Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NH4C1, có kết tủa xuất hiện chứng tỏ có Al3+. Lọc bỏ kết tủa, lấy dung dịch cho tác dụng với Na2S, có kết tủa trắng (ZnS) chứng tỏ có Zn2+ .
Câu A. 5
Câu B. 3
Câu C. 2
Câu D. 4
Có 4 cốc đựng riêng biệt các loại nước : nước cất, nước có tính cứng tạm thời, nước có tính cứng vĩnh cửu và nước có tính cứng toàn phần. Hãy xác định loại nước đựng trong 4 cốc trên bằng phương pháp hoá học. Viết phương trình hoá học của các phản ứng đã dùng.
Đun sôi nước trong các cốc ta sẽ chia ra thành 2 nhóm :
(1) Không thấy vẩn đục là nước cất và nước có tính cứng vĩnh cửu.
(2) Thấy vẩn đục là nước có tính cứng tạm thời và nước có tính cứng toàn phần.
+ Thêm vài giọt dung dịch Na2CO3 vào mỗi cốc của nhóm (1). Nếu có kết tủa là nước có tính cứng vĩnh cửu, không có kết tủa là nước cất.
+ Lấy nước lọc của mỗi cốc ở nhóm (2) (sau khi đun sôi để nguội) cho thêm vài giọt dung dịch Na2CO3. Nếu có kết tủa là nước có tính cứng toàn phần, không có kết tủa là nước có tính cứng tạm thời.
Bằng phương pháp hoá học nào có thể phân biệt được hai dung dịch bazơ : NaOH và Ca(OH)2 ? Viết phương trình hoá học.
Dùng dung dịch muối cacbonat, thí dụ Na2CO3 để nhận biết : Nếu không có kết tủa, bazơ là NaOH ; nếu tạo ra kết tủa trắng (CaCO3), bazơ là Ca(OH)2 .
Viết phương trình hoá học.
Na2CO3 + Ca(OH)2 → 2NaOH + CaCO3
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB