Hoà tan 1,04 g muối clorua của kim loại kiềm thổ trong nước thu được dung dịch A. Thêm Na2CO3 dư vào dung dịch A được một kết tủa. Hoà tan kết tủa này trong dung dịch HNO3 được dung dịch B. Thêm H2SO4 dư vào dung dịch B được kết tủa mới có khối lượng 1,165 g. Xác định công thức hoá học của muối clorua kim loại kiềm.
Đặt X là khối lượng mol của kim loại kiểm thổ.
Theo sơ đồ phản ứng: 1 mol MCl2 →1 mol MSO4
(X + 71) g MC12 → (X + 96) g MSO4
1,04 g MC12 → 1,165 g MSO4
⟹ 1,165.(X + 71) = 1,04.(X + 96)
Giải ra được X = 137. Vậy M là Ba, muối là BaCl2.
Điện phân 600ml dung dịch X chứa NaCl 0,5M và CuSO4 a mol/l (điện cực trơ, màng ngăn xốp) thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 24,25 gam so với khối lượng dung dịch X thì ngừng điện phân. Nhúng thanh sắt nặng 150 gam vào dung dịch Y đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy thanh kim loại ra, rửa sạch, làm khô cân được 150,4 gam (giả thiết toàn bộ kim loại tạo thành đều bám hết vào thanh sắt và không có sản phẩm khử của S+6 sinh ra). Biết hiệu suất điện phân 100%, bỏ qua sự hòa tan của khí trong nước. Giá trị của a là
Cho dãy chất sau: Zn(OH)2, H3PO4, H2CO3, SO3, Cu(OH)2, HCl, Na2S, H2S, Ca(OH)2, SO2, HNO3, BaSO3. Dãy chất đó gồm bao nhiêu axit và bao nhiêu bazơ?
- Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
Các chất thuộc loại axit là: H3PO4, H2CO3, HCl, H2S, HNO3 ⇒ 5 axit
- Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit (–OH)
Các chất thuộc loại bazơ là: Zn(OH)2, Cu(OH)2, Ca(OH)2 ⇒ 3 bazơ
Câu A. 3
Câu B. 5
Câu C. 4
Câu D. 2
Quặng malachite có thành phần chính là hai hợp chất của đồng được ghi bằng công thức chung là Cu2(OH)2CO3 . Khi nung nóng thì hợp chất này bị phân hủy, sản phẩm của phản ứng phân hủy gồm có CuO, H2O và CO2.
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng phân hủy của mỗi hợp chất của đồng.
b) Biết rằng khi nung nóng 4,8kg quặng thì thu được 3,2kg CuO cùng 0,36kg H2O và 0,88kg CO2. Tính tỉ lệ phần trăm về khối lượng hai hợp chất của đồng có chứa trong quặng.
a) Công thức hóa học của hai hợp chất của đồng:
Cu2(OH)2CO3 → Cu(OH) 2 và CuCO3
Các PTHH của phản ứng phân hủy:
Cu(OH)2 --t0--> CuO + H2O
CuCO3 --t0--> CuO + CO2
b) Theo định luật bảo toàn khối lượng, khối lượng hai hợp chất của đồng phân hủy bằng:
mCu2(OH)2CO3 = mCuO + mH2O + mCO2 = 3,2 + 0,36 + 0,88 = 4,44(g)
Tỉ lệ phần trăm về khối lượng hai hợp chất của đồng có chứa trong quặng:
mCu2(OH)2CO3 = (4,44 x 100)/ 4,8 = 92,5%
Hãy cho biết sự khác nhau giữa tinh thể nguyên tử và tinh thể ion. Lấy ví dụ minh họa.
Sự khác nhau giữa tinh thể nguyên tử và tinh thể ion:
Tinh thể nguyên tử: Các nguyên tử nằm ở nút mạng tinh thể, liên kết với nhau bằng liên kết cộng hóa trị. Vì vậy, các tinh thể nguyên tử như kim cương, than chì, gemani, silic,... đều cứng, nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy rất cao.
Tinh thể ion: Các ion âm và dương phân bố luân phiên, đều đặn ở nút mạng tinh thể. Các ion này liên kết với nhau bằng liên kết ion. Vì vậy, các tinh thể ion như NaCl, CaF2... đều cứng, nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy cao.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB