Hòa tan 10 gam FeSO4 có lẫn tạp chất là Fe2(SO4)3 trong nước, được 200 cm3 dung dịch. Mặt khác, 20 cm3 dung dịch này được axit hóa bằng H2SO4 loãng đã làm mất màu tím của 25 cm3 dung dịch KMnO4 0,03 M.
a. Viết phương trình hóa học dạng ion rút gọn và cho biết vai trò của ion Fe2+ và ion MnO4-?
b. Có bao nhiêu mol ion Fe2+ tác dụng với 1 mol MnO4-
c. Có bao nhiêu mol Fe2+ tác dụng với 25 cm3 dung dịch KMnO4 0,03 M
d. Có bao nhiêu gam ion Fe2+ trong 200 cm3 dung dịch ban đầu?
e. Tính phần trăm theo khối lượng của FeSO4 tinh khiết?
a. 5Fe2+ + MnO4- + 8H+ → 5Fe3+ + Mn2+ + 4H2O
Fe2+ → Fe3+ + e
Fe2+ là chất khử
MnO4- + 8H+ + 5e → Mn2+ + 4H2O
MnO4- là chất oxi hóa
b. Để tác dụng với 1 mol MnO4- cần 5 mol Fe2+
c. nKMnO4 = 0,025.0,03 = 7,5.10-4 (mol)
nFe2+ = 5.nMnO4- = 3,75. 10-3 (mol) trong 20 cm3
d. Số mol Fe2+ trong 200 cm3 là 3,75.10-3.10 = 0,0375 mol
→ mFe2+ = 0,0375.56 = 2,1 (g)
e. mFeSO4 tinh khiết = 0,0375.152 = 5,7 gam
%FeSO4 = 5,7 : 10 x 100 = 57%
Có ba ống nghiệm: ống A chứa 3 ml nước cất và 3 giọt dung dịch canxi clorua bão hòa, ống B chứa 3ml nước xà phòng, ống C chứa 3ml nước xà phòng và 3 giọt dung dịch canxi clorua bão hòa. Cho vào mỗi ống nghiệm 5 giọt dầu ăn, lắc đều. Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích
Ống nhiệm 1: phân thành hai lớp: dầu ăn ở trên và dung dịch canxi clorua ở dưới do dầu ăn là phân tử không phân cực, không tan vào dung môi có cực (nước, CaCl2)
Ống nghiệm 2: đồng nhất do dầu ăn tan vào trong xà phòng.
Ống nghiệm 3: phân thành 2 lớp và có kết tủa xuất hiện. Nguyên nhân là do xà phòng có kết tủa với ion Ca+ và bị mất tác dụng nên không hòa tan được vào dầu ăn
Cho 1,68 g bột Fe và 0,36 g bột Mg tác dụng với 375 ml dung dịch , khuấy nhẹ cho đến khi dung dịch mất màu xanh. Nhận thấy khối lượng kim loại thu được sau phản ứng là 2,82 g.
a) Viết phương trình hoá học của các phản ứng.
b) Xác định nồng độ mol của dung dịch trước phản ứng.
a) Các phương trình hoá học:
Trước hết, Mg khử ion thành Cu:
(1)
Sau đó, Fe khử ion thành Cu:
(2)
b) Nồng độ mol của dung dịch ban đầu:
2,82 - (1,68+ 0,36) = 0,78 (g)
Số mol tham gia (2) là 0,0225 mol.
Cuối cùng ta xác định được nồng độ của dung dịch là 0,1M.
Cho 10,20 g hỗn hợp X gồm anđehit axetic và anđehit propionic tác dụng với dung dịch bạc nitrat trong amoniac dư thấy 43,20 g bạc kết tủa.
a) Viết phương trình hóa học phản ứng xảy ra.
b) Tính % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu.
a) .
Các phương trình hóa học của phản ứng :
b) Gọi số mol của anđehit axetic và anđehit propionic là x và y mol, ta có hệ phương trình :
Giải hệ phương trình ta được x = y =0,10 (mol)
Thổi từ từ V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm CO và H2 đi qua ống đựng 16,8 gam hỗn hợp 3 oxit CuO, Fe3O4, Al2O3 nung nóng, phản ứng hoàn toàn. Sau phản ứng thu được m gam chất rắn và một hỗn hợp khí nặng hơn khối lượng của hỗn hợp V là 0,32 gam. Tính V và m.
Ta có: mO = 0,32 (g) → nO = 0,32/16 = 0,02 (mol) nên số mol của hỗn hợp CO, H2 cũng bằng 0,02 (mol)
⇒ V = 0,02. 22,4 = 0,448 (l).
Theo định luật bảo toàn khối lượng: m = 16,8 – 0,02.16 = 16,48 (g).
Một em học sinh tự làm thí nghiệm ở nhà, cho đinh sắt sạch vào giấm ăn ( dung dịch axit axetic CH3COOH).
Thí nghiệm trên và thí nghiệm điều chế hidro trong sách giáo khoa ( Bài 33) có những hiện tượng gì khác nhau, em hãy so sánh. Cho biết khí thoát ra là khí gì? Cách nhận biết.
- So với thí nghiệm ở SGK, thí nghiệm này có ít bọt khí xuất hiện trên bề mặt mảnh sắt, khí thoát ra khỏi dung dịch giấm ăn chậm, mảnh sắt tan dần chậm hơn mảnh Zn.
- Khí thoát ra là khí hidro.
- Nhận biết:
* Đưa que đóm đang cháy vào đầu ống dẫn khí, khí thoát ra sẽ cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh nhạt, đó là khí H2.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB