Bài toán liên quan tới phản ứng lên men tinh bột
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Lên men 162 gam bột nếp (chứa 80% tinh bột). Hiệu suất quá trình lên men là 55%. Lượng ancol etylic thu được đem pha loãng thành V (lít) ancol 230. Biết khối lượng riêng của ancol nguyên chất là 0,8g/ml. Giá trị V là (H=1; C=12; O=16)


Đáp án:
  • Câu A. 220

  • Câu B. 0,275

  • Câu C. 0,220 Đáp án đúng

  • Câu D. 0,275

Giải thích:

(C6H10O5)n → nC6H12O6 → 2nC2H5OH ; → nC2H5OH = (2n).ntinh bột.H% = 0,88 mol ; → VC2H5OH = m/D = 0,88.46/0,8 = 50,6 ml ; → Vrượu = 50,6.100/23 = 220 ml = 0,22 lít ;

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có 3 lọ, mỗi lọ đựng một trong 3 hỗn hợp sau: Fe và FeO; Fe và Fe2O3: FeO và Fe2O3. Hãy dẫn ra cách nhận biết hỗn hợp chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học và viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 3 lọ, mỗi lọ đựng một trong 3 hỗn hợp sau: Fe và FeO; Fe và Fe2O3: FeO và Fe2O3. Hãy dẫn ra cách nhận biết hỗn hợp chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học và viết các phương trình hóa học.


Đáp án:

- Lấy chất trong từng lọ đem hòa tan bằng dung dịch HCl nhận ra hỗn hợp có chứa FeO và Fe2O3 và tan nhưng không sinh ra khí. 2 hỗn hợp kia tan và kèm theo hiện tượng thoát khi:

FeO + 2HCl → FeCl2 + H20

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑

- Lấy phần dung dịch của hai hỗn hợp chưa nhận được, nhỏ từ từ dung dịch NaOH vào

+ Nhận ra hỗn hợp ban đầu là Fe và FeO do tạo dung dịch FeCl2 khi tác dụng với NaOH tạo ra kết tủa màu trắng xanh

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

+ Nhận ra hỗn hợp ban đầu là Fe và Fe2O3 do tạo dung dịch hỗn hợp FeCl2 và FeCl3 khi tác dụng với NaOH tạo kết tủa trắng xanh lẫn nâu đỏ

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 ↓ + 2NaCl

FeCl2 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ nâu đỏ + 3NaCl

Xem đáp án và giải thích
Chỉ dùng thêm một kim loại phân biệt các dung dịch NaCl, MgCl2, FeCl2, FeCl3, CuSO4, (NH4)2SO4.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chỉ dùng thêm một kim loại phân biệt các dung dịch NaCl, MgCl2, FeCl2, FeCl3, CuSO4, (NH4)2SO4.


Đáp án:

Chia nhỏ các dung dịch thành các phần có đánh số thứ tự. Cho kim loại Ba từ từ tới dư vào các dung dịch trên, các cốc đều có khí thoát ra:

    Ba + H2O → Ba(OH)2 + H2

    Và các hiện tượng sau:

    - Cốc có kết tủa đỏ nâu là FeCl

2FeCl3 + 3Ba(OH)2 → 2Fe(OH)3↓ + 3BaCl2

    - Cốc có kết tủa trắng xanh chuyển sang đỏ nâu là FeCl2:

    FeCl2 + Ba(OH)2 → BaCl2 + Fe(OH)2

    4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3

    - Cốc có kết tủa xanh là CuSO4: CuSO4 + Ba(OH)2 → Cu(OH)2↓ + BaSO4

    - Cốc có kết tủa trắng không tan và có khí thoát ra có mùi khai là (NH4)2SO4:

    (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → 2NH3↑ + BaSO4↓ + 2H2O

    - Cốc có kết tủa trắng là MgCl2: MgCl2 + Ba(OH)2 → BaCl2 + Mg(OH)2

    - Cốc còn lại là dung dịch NaCl.

Xem đáp án và giải thích
Hấp thụ hoàn toàn 1,568 lít CO2 (đktc) vào 500ml dung dịch NaOH 0,16M thu được dung dịch X. Thêm 250 ml dung dich Y gồm BaCl2 0,16M và Ba(OH)2 a mol/l vào dung dịch X thu được 3,94 gam kết tủa và dung dịch Z. Tính a?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hấp thụ hoàn toàn 1,568 lít CO2 (đktc) vào 500ml dung dịch NaOH 0,16M thu được dung dịch X. Thêm 250 ml dung dich Y gồm BaCl2 0,16M và Ba(OH)2 a mol/l vào dung dịch X thu được 3,94 gam kết tủa và dung dịch Z. Tính a?


Đáp án:

nCO2 = 0,07mol; nNaOH = 0,08 mol

⇒ nNa2CO3 = 0,01 mol; nNaHCO3 = 0,06 mol

⇒ nBaCO3 = 0,02 mol < nBaCl2 = 0,04 mol ⇒ nCO32- = nBaCO3 = 0,02 mol

OH- + HCO3- → CO32-

nOH- = nCO32- = 0,02 mol ⇒ a = 0,01/0,25 = 0,04 mol

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết mối liên hệ giữa số proton, số đơn vị điện tích hạt nhân và số electron trong một nguyên tử. Giải thích và cho ví dụ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết mối liên hệ giữa số proton, số đơn vị điện tích hạt nhân và số electron trong một nguyên tử. Giải thích và cho ví dụ.


Đáp án:

Trong nguyên tử ta luôn có:

Số đơn vị điện tích hạt nhân = số proton = số electron.

Do nguyên tử trung hòa về điện nên số proton trong hạt nhân bằng số electron của nguyên tử.

2311Na: có điện tích hạt nhân là 11, số proton là 11 và số electron cũng là 11.

Xem đáp án và giải thích
Nguyên nhân gây mưa axit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Khí nào sau đây là tác nhân chủ yếu gây mưa axit ?

Đáp án:
  • Câu A. N2.

  • Câu B. NH3.

  • Câu C. CH4.

  • Câu D. SO2.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tvxoilac tv
Loading…