Có 5 mẫu kim loại là Na, Ca, Zn, Al, Fe. Chỉ dùng thêm nước làm thuốc thử có thể nhận biết được tối đa
Trích mẫu thử rồi đổ nước vào từng mẫu thử
Kim loại nào phản ứng mạnh với nước, tạo dung dịch trong suốt là Na
Kim loại nào phản ứng mạnh với nước, tạo dung dịch trắng đục là Ca vì Ca(OH)2 ít tan, kết tủa trắng
Cho dd NaOH đến dư vào 2 mẫu thử còn lại, mẫu thử nào tác dụng tạo kết tủa rồi kết tủa tan, có giải phóng khí là Al.
Chất còn lại không phản ứng là Fe
Cho một mẫu hợp kim Na–Ba tác dụng với nước dư thu được dung dịch X và 3,36 lít H2 (ở đktc). Tính thể tích dung dịch axit H2SO4 2M cần dùng để trung hòa dung dịch X
2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
Theo PTHH có nOH- = 2.nkhí = 2. 0,15 = 0,3 mol.
Phản ứng trung hòa X
H+ (0,3) + OH- (0,3 mol) → H2O
Có naxit = 2.nH+ → naxit = 0,15 mol → V = 0,15: 2 = 0,075 lít = 75ml.
Phát biểu không đúng là:
Câu A. Dung dịch mantozơ tác dụng với Cu(OH)2 khi đun nóng cho kết tủa Cu2O
Câu B. Thủy phân (xúc tác H+ ,to ) saccarozơ cũng như mantozơ đều cho cùng một monosaccarit
Câu C. Dung dịch fructozơ hoà tan được Cu(OH)2
Câu D. Sản phẩm thủy phân xenlulozơ (xúc tác H+ ,to ) có thể tham gia phản ứng tráng gương
Cho 14,8 gam một hỗn hợp gồm 2 este đồng phân của nhau bay hơi ở điều kiện thích hợp. Kết quả thu được một thể tích hơi đúng bằng thể tích của 6,4 gam oxi trong cùng điều kiện như trên. Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai este trên, thu được sản phẩm phản ứng là CO2 và H2O, tỉ lệ thể tích khí CO2 và hơi H2O là 1:1. Xác định công thức cấu tạo của 2 este.
Khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai este trên thu được sản phẩm phản ứng là CO2 và H2O có:
VCO2 = VH2O → nCO2 = nH2O → 2 este là no, đơn chức, mạch hở
Gọi công thức tổng quát của 2 este đồng phân là CnH2nO2 (n ≥ 2)
Thể tích hơi của 14,8 gam este bằng thể tích hơi của 6,4 gam O2
→ neste = nO2 = 6,4/32 = 0,2 mol → Meste = 14,8/0,2 = 74 → 14n + 32 = 74 → n = 3
→ Công thức phân tử của 2 este là C3H6O2
→ Công thức cấu tạo của 2 este là CH3COOCH3 và HCOOC2H5
Chất A có phần trăm các nguyên tố C, H, N, O lần lượt là 40,45%; 7,86%; 15,73%; còn lại là O. Khối lượng mol phân tử của A nhỏ hơn 100g/mol. A vừa tác dụng với dd NaOH vừa tác dụng với dd HCl, có nguồn gốc từ thiên nhiên. Công thức cấu tạo của A là
Câu A. H2N-(CH2)3-COOH
Câu B. H2N-CH2-COOH
Câu C. CH3-CH(NH2)-COOH
Câu D. H2N-(CH2)2-COOH
"Hiện tượng mưa axit” là gì ? Tác hại như thế nào ?
– Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe máy) có chứa các khí SO2, NO, NO2,…Các khí này tác dụng với oxi O2 và hơi nước trong không khí nhờ xúc tác là các oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3.
2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4
2NO + O2 → 2NO2
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Trong đó H2SO4 là nguyên nhân chính gây ra mưa axit.
– Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. Mưa axit làm mùa màng thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các tượng đài làm từ đá cẩm thạch, đá vôi, đá phiến (các loại đá này thành phần chính là CaCO3):
CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O
CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet