Hãy nêu đặc điểm của nguyên tố silic về trạng thái tự nhiên, tính chất và ứng dụng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy nêu đặc điểm của nguyên tố silic về trạng thái tự nhiên, tính chất và ứng dụng.


Đáp án:

1. Trạng thái tự nhiên:

– Silic là nguyên tố phổ biến thứ hai trong thiên nhiên, chỉ sau oxi. Silic chiếm ¼ khối lượng vỏ Trái Đất.

– Trong tự nhiên, silic không tồn tại ở dạng đơn chất mà chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. Các hợp chất tồn tại nhiều là thạch anh, cát trắng, đất sét (cao lanh).

2. Tính chất:

a) Tính chất vật lí: Silic là chất rắn, màu xám, khó nòng chảy, có vẻ sáng của kim loại, dẫn điện kém. Silic là chất bán dẫn.

b) Tính chất hóa học: Phản ứng với oxi (ở nhiệt độ cao):

Si + O2 → SiO2.

3. Ứng dụng: Silic được sử dụng trong kĩ thuật rađio, trong chế tạo pin mặt trời, chế tạo linh kiện điện tử...

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nhiệt phân
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Khi nhiệt phân muối K2CO3 sẽ tạo thành các sản phẩm nào?

Đáp án:
  • Câu A. K2O, CO2, C

  • Câu B. K2O, CO

  • Câu C. K, CO2

  • Câu D. K2O, CO2

Xem đáp án và giải thích
Nung đá vôi CaCO3 thu được vôi sống CaO và khí cacbonic CO2 a. Viết phương trình hóa học của phản ứng. b. Phản ứng nung vôi thuộc loại phản ứng nào? Vì sao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Nung đá vôi CaCO3 thu được vôi sống CaO và khí cacbonic CO2

a. Viết phương trình hóa học của phản ứng.

b. Phản ứng nung vôi thuộc loại phản ứng nào? Vì sao?


Đáp án:

a. Phương trình hóa học: CaCO3 --t0-->  CaO + CO2

b. Phản ứng nung vôi thuộc phản ứng phân hủy. Vì dưới tác động của nhiệt độ, từ một chất CaCO3 (đá vôi) bị phân hủy thành hai chất: vôi sống (CaO) và khí cacbonic(CO2).

Xem đáp án và giải thích
Thực hành: Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hành: Tính chất của natri, magie, nhôm và hợp chất của chúng


Đáp án:

Thí nghiệm 1: So sánh khả năng phản úng của Na, Mg, Al với nước.

- Tiến hành TN: Lấy 3 ống nghiệm

   + Rót nước vào ống nghiệm 1, thêm vài giọt phenolphtalein. Đặt lên giá và cho vào ống nghiệm 1 mẩu Na nhỏ

   + Rót vào ống nghiệm 2 khoảng 5ml H2O, thêm vài giọt phenolphtalein. Đặt lên giá và cho vào ống nghiệm 1 mẩu Mg nhỏ

 + Rót vào ống nghiệm 3 khoảng 5ml H2O, thêm vài giọt phenolphtalein. Đặt lên giá và cho vào ống nghiệm 1 mẩu Al đã cạo sạch lớp oxit.

Quan sát hiện tượng

- Hiện tượng: Khi chưa đun:

   + Ống 1: Khí thoát ra mạnh, dung dịch thu được có màu hồng.

   + Ống 2 và ống 3 không có hiện tượng.

Giải thích: Ống 1 xảy ra phản ứng.

Na + H2O → NaOH +0,5H2.

Khí thoát ra là H2 dung dịch thu được là dung dịch kiềm nên phenolphtalein chuyển màu hồng.

- Ống 2 + 3: Không có hiện tượng do Mg và Al không phản ứng với H2O

Khi đun sôi:

   + Ống 1: Khí thoát ra mạnh, dung dịch thu được có màu hồng.

   + Ống 2: Dung dịch thu được có màu hồng nhạt.

   + Ống 3: Không có hiện tượng.

Giải thích: Ống 2: Mg tác dụng với nước ở nhiệt độ cao tạo ra dung dịch bazơ yếu nên dung dịch có màu hồng nhạt.

Ống 3: Lớp bảo vệ Al(OH)3 ngăn không cho Al tác dụng với nước ở mọi điều kiện

Kết luận: Khả năng phản ứng với nước Na > Mg > Al.

Thí nghiệm 2: Nhôm tác dụng với dung dịch kiềm.

- Tiến hành TN:

   + Rót vào ống nghiệm 2-3 ml dd NaOH loãng, thêm vào đó 1 mẩu nhôm.

   + Đun nóng nhẹ ống nghiệm và quan sát hiện tượng.

- Hiện tượng: Có bọt khí thoát ra.

- Giải thích:

Khi cho Al vào dung dịch NaOH thì lớp Al2O3 trên bề mặt Al bị bào mòn.

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O.

Al mất lớp bảo vệ Al2O3 tác dụng với nước:

2Al + 6H2O → 2Al(OH)3 + 3H2.

Al(OH)3 sinh ra lại tan trong dung dịch kiềm

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O.

2 phản ứng xảy ra xen kẽ nhau đến khi Al tan hoàn toàn.

Thí nghiệm 3: Tính chất lưỡng tính của Al(OH)3.

- Tiến hành TN:

   + Rót vào 2 ống nghiệm, mỗi khoảng 3ml dd AlCl3, sau đó nhỏ dd NH3 dư vào 2 ống nghiệm

   + Tiếp tục nhỏ dd H2SO4 vào ống 1, lắc nhẹ. Nhỏ dd NaOH vào ống 2, lắc nhẹ

Quan sát hiện tượng

- Hiện tượng: Nhỏ NH3 vào cả 2 ống đều xuất hiện kết tủa trắng

Sau khi thêm H2SO4 và NaOH vào 2 ống thấy kết tủa trong cả 2 ống đều tan.

- Giải thích

Kết tủa trắng là Al(OH)3 tạo thành sau phản ứng:

AlCl3 + 3H2O + 3NH3 → Al(OH)3 + 3NH4Cl.

Kết tủa tan là do Al(OH)3 phản ứng với axit và kiềm tạo ra muối tan:

Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O.

2Al(OH)3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 6H2O

Kết luận : Al(OH)3 là hiđroxit lưỡng tính.

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Có một hỗn hợp khí gồm cacbon đioxit và lưu huỳnh đioxit. Bằng phương pháp hóa học hãy chứng minh sự có mặt của mỗi khí trong hỗn hợp.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có một hỗn hợp khí gồm cacbon đioxit và lưu huỳnh đioxit. Bằng phương pháp hóa học hãy chứng minh sự có mặt của mỗi khí trong hỗn hợp.


Đáp án:

Chứng minh sự có mặt CO2, SO2 trong hỗn hợp:

- Dẫn hỗn hợp trên qua dung dịch Br2 dư

Nếu dung dịch Br2 bị mất màu ⇒ hỗn hợp có chứa SO2.

PTHH: SO2+Br2+2H2O→H2SO4+2HBr

- Dẫn khí còn lại qua dung dịch Ca(OH)2 

Nếu thấy có kết tủa trắng ⇒ hỗn hợp có CO2.

PTHH: CO2+Ca(OH)2→CaCO3+H2O

Xem đáp án và giải thích
Acid HCl
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phản ứng sau: (1). 4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O (2). HCl + NH4HCO3 → NH4Cl + CO2 + H2O (3). 2HCl + 2HNO3 → 2NO2 + Cl2 + 2H2O (4). 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2 (5). 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O. (6). 2HCl + Fe → FeCl2 + H2. (7). 14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O. (8). 6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2. (9). 16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O. Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa, và số phản ứng HCl thể hiện tính khử là:

Đáp án:
  • Câu A. 2, 5

  • Câu B. 5, 4

  • Câu C. 4, 2

  • Câu D. 3, 5

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…