Đốt cháy hoàn toàn hỗn m gam hỗn hợp Z gồm hai ankin kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng X và Y (MX < MY), thu được 7,84 lít lít CO2 (đktc) và 4,5 gam H2O. Dẫn m gam Z vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 15,4 gam kết tủa. AnkinY là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn hỗn m gam hỗn hợp Z gồm hai ankin kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng X và Y (MX < MY), thu được 7,84 lít lít CO2 (đktc) và 4,5 gam H2O. Dẫn m gam Z vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 15,4 gam kết tủa. AnkinY là gì?


Đáp án:

nZ = nCO2 – nH2O = 0,35 – 0,25 = 0,1 mol

0,1 mol Z → 0,35 mol CO2

⇒ Số C trung bình trong Z = 3,5 ⇒ X: C3H4; Y: C4H6

Dựa vào tổng số mol và số mol của CO2 ( hoặc số mol H2O) ⇒ nC3H4 = 0,05mol; nC4H6 = 0,05 mol

nC3H4 = nC3H3Ag = 0,05 ⇒ mC3H3Ag = 7,35 < 15,4 ⇒ C4H6 có tạo kết tủa với AgNO3/NH3 ⇒ But-1-in

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Vì sao trong sơ đồ mối liên hệ giữa hidrocacbon và dẫn xuất chứa oxi, ankan lại được đặt ở trung tâm?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao trong sơ đồ mối liên hệ giữa hidrocacbon và dẫn xuất chứa oxi, ankan lại được đặt ở trung tâm?

 

Đáp án:

Ankan được đặt ở trung tâm của sơ đồ do ankan là nguyên liệu chính để tổng hợp ra các hidrocacbon khác và dẫn xuất có oxi của chúng

Xem đáp án và giải thích
Phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân biệt 3 dung dịch: KOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử


Đáp án:

Dùng quì tím: chỉ nhận biết được dung dịch KOH.

    - Dùng Zn, Al: không nhận biết được.

    - Dùng BaCO3:

        + Cho vào dung dịch KOH không có hiện tượng

        + Cho vào dung dịch HCl có khí bay lên

        + Cho vào dung dịch H2SO4: có khí bay lên và kết tủa trắng

    BaCO3 + 2HCl → BaCl2 + CO2↑ + H2O

    BaCO3 + H2SO4 → BaSO4↓ + CO2↑ + H2O

Xem đáp án và giải thích
 Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt bằng 73. Số hạt nơtron nhiều hơn số hạt electron là 4. Tính tổng số hạt mang điện có trong nguyên tử
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt bằng 73. Số hạt nơtron nhiều hơn số hạt electron là 4. Tính tổng số hạt mang điện có trong nguyên tử


Đáp án:

Gọi số hạt proton, nơtron và electron có trong nguyên tử X lần lượt là p, n và e.

Nguyên tử trung hòa về điện nên số p = số e.

Theo bài ra ta có: (p + e) + n = 73 & n - e = 4 & p = e

=> 2p + n = 73 & -p + n = 4

Giải hệ phương trình được p = 23 và n = 27.

Số hạt mang điện trong nguyên tử là: p + e = 2p = 46 (hạt).

Xem đáp án và giải thích
Cứ 5,668 g cao su buna-S phản ứng vừa hết với 3,462 g brom trong CCl4. Tỉ lệ mắt xích butađien và stiren trong cao su buna-S là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cứ 5,668 g cao su buna-S phản ứng vừa hết với 3,462 g brom trong CCl4. Tỉ lệ mắt xích butađien và stiren trong cao su buna-S là bao nhiêu?


Đáp án:

Cao su buna-S có dạng [-CH2CH=CHCH2-CH2CH(C6H5)]n.

⇒ dù trùng hợp theo tỉ lệ nào thì Br2 chỉ cộng vào gốc butađien.

⇒ nbutađien = nBrom ≈ 0,022 mol ⇒ nstiren = (5,688 – 0,022 × 54) : 104 = 0,043 mol.

nbutađien : nstiren = 0,022 : 0,043 ≈ 1 : 2

Xem đáp án và giải thích
Hãy tính nồng độ mol của mỗi dung dịch sau: a) 1 mol KCl trong 750ml dung dịch. b) 0,5 mol MgCl2 trong 1,5 lít dung dịch. c) 400g CuSO4 trong 4 lít dung dịch. d) 0,06 mol Na2CO3 trong 1500ml dung dịch.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy tính nồng độ mol của mỗi dung dịch sau:

a) 1 mol KCl trong 750ml dung dịch.

b) 0,5 mol MgCl2 trong 1,5 lít dung dịch.

c) 400g CuSO4 trong 4 lít dung dịch.

d) 0,06 mol Na2CO3 trong 1500ml dung dịch.


Đáp án:

a. CM = 1/0,75 = 1,33 mol/l

b. CM = 0,33 mol/l

c. nCuSO4 = 2,5 mol

=> CM = 2,5/4 = 0,625 mol/l

d. CM = 0,04 mol/l

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…