Xác định số oxi hóa của Mn, Cr, Cl, P, N, S, C, Br:
a) Trong phân tử : KMnO4, Na2Cr2O7 , KClO3, H3PO4.
b) Trong ion: NO3-, SO42-, CO32-, Br-, NH4+.
Xác định số oxi hóa:
a)Trong phân tử:
KMnO4: 1 + x + 4.(-2) = 0 ⇒ x = 7 ⇒ Mn có số oxi hóa +7 trong phân tử KMnO4
Na2Cr2O7: 2. 1 + 2. x + 7.(-2 ) = 0 ⇒ x = 6 ⇒ Cr có số oxi hóa + 6 trong phân tử Na2Cr2O7
KClO3: 1 + x + 3.(-2) = 0 ⇒ x = 5 ⇒ Cl có số oxi hóa +5 trong hợp chất KClO3
b) Trong ion:
NO3-: x + 3.(-2) = -1 ⇒ x = 5 ⇒ N có số oxi hóa là +5 trong hợp chất NO3-.
SO42-: x + 4.(-2) = -2 ⇒ x = 6 ⇒ S có số oxi hóa là +6.
CO32-: x + 3.(-2) = -2 ⇒ x = 4 ⇒ C có số oxi hóa là +4.
Br-: Br có số oxi hóa là -1
NH4+: x + 4 = 1 ⇒ x = -3 ⇒ N có số oxi hóa là -3.
Chất X có công thức phân tử C6H8O4. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH, thu được chất Y và 2 mol chất Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc, thu được đimetyl ete. Chất Y phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được chất T. Cho T phản ứng với HBr, thu được hai sản phẩm là đồng phân cấu tạo của nhau. Phát biểu nào sau đây không đúng?
Câu A. Chất Z không làm mất màu nước brom.
Câu B. Chất Y có công thức phân tử C4H4O4Na2
Câu C. Chất T không có đồng phân hình học.
Câu D. Chất X phản ứng với H2 (Ni, t0) theo tỉ lệ mol 1 : 1.
Ở điều kiện thích hợp xảy ra các phản ứng sau: (a) 2C + Ca → CaC2. (b) C + 2H2 → CH4. (c) C + CO2 → 2CO. (d) 3C + 4Al → Al4C3. Trong các phản ứng trên, tính khử của cacbon thể hiện ở phản ứng
Câu A. a
Câu B. b
Câu C. c
Câu D. d
Dự đoán hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra, khi:
a) Đốt dây sắt trong khí clo.
b) Cho một đinh sắt vào trong ống nghiệm đựng dung dịch CuCl2.
c) Cho một viên kẽm vào dung dịch CuSO4.
a) Khối màu nâu tạo thành:
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
b) Dung dịch CuCl2 nhạt màu xanh, kim loại màu đỏ bám vào đinh sắt.
Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu ↓
c) Zn tan dần, dung dịch CuSO4 nhạt màu xanh, kim loại màu đỏ bám vào viên kẽm.
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu ↓
Nung nóng 16,8 gam hỗn hợp Ag, Cu, Fe, Zn với một lượng dư khí O2, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 23,2 gam chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 1M vừa đủ để phản ứng với chất rắn X là
KL + O2 → Oxit
Bảo toàn khối lượng ⟹ mO2 = moxit – mKL = 6,4 gam.
⟹ nO2 = 0,2 (mol).
Oxit + HCl → Muối + H2O
Bảo toàn nguyên tố O ⟹ nO = 2nO2 = nO(oxit) = nH2O = 0,4 (mol)
Bảo toàn nguyên tố H ⟹ nH = nHCl = 2nH2O = 0,8 (mol)
Vậy VHCl = n/CM = 0,8 lít = 800 ml
Giải thích tại sao: Khi nhốt một con dế mèn (hoặc con châu chấu) vào một lọ nhỏ rồi đậy nút kín, sau một thời gian con vật sẽ chết.
Con dế mèn sẽ chết vì thiếu khí oxi. Khí oxi duy trì sự sống.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet