Nung nóng 16,8 gam hỗn hợp Ag, Cu, Fe, Zn với một lượng dư khí O2, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 23,2 gam chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 1M vừa đủ để phản ứng với chất rắn X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung nóng 16,8 gam hỗn hợp Ag, Cu, Fe, Zn với một lượng dư khí O2, đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 23,2 gam chất rắn X. Thể tích dung dịch HCl 1M vừa đủ để phản ứng với chất rắn X là


Đáp án:

KL + O2 → Oxit

Bảo toàn khối lượng ⟹ mO2 = moxit – mKL = 6,4 gam.

⟹ nO2 = 0,2 (mol).

Oxit + HCl → Muối + H2O

Bảo toàn nguyên tố O ⟹ nO = 2nO2 = nO(oxit) = nH2O = 0,4 (mol)

Bảo toàn nguyên tố H ⟹ nH = nHCl = 2nH2O = 0,8 (mol)

Vậy VHCl = n/CM = 0,8 lít = 800 ml

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Oxi hóa hoàn toàn 4,92 mg một hợp chất A chứa C, H, N và O rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình chứa H2SO4 đậm đặc, bình chứa KOH thì thấy khối lượng bình chứa H2SO4 tăng thêm 1,81 mg, bình chứa KOH cũng tăng thêm 10,56 mg. Hãy xác định hàm lượng phần trăm của C, H, N, O ở hợp chất A.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Oxi hóa hoàn toàn 4,92 mg một hợp chất A chứa C, H, N và O rồi cho sản phẩm lần lượt qua bình chứa H2SO4 đậm đặc, bình chứa KOH thì thấy khối lượng bình chứa H2SO4 tăng thêm 1,81 mg, bình chứa KOH cũng tăng thêm 10,56 mg. Hãy xác định hàm lượng phần trăm của C, H, N, O ở hợp chất A.


Đáp án:

Khối lượng bình đựng H2SO4 tăng chính bằng khối lượng H2O

=> mH2O = 1,81.10-3 g

Khối lượng bình đựng KOH tăng chính bằng khối lượng CO2 => mCO2 = 10,56.10-3 g

%mC =  [10,56.10-3 .12.100%] : (44.4,92.10-3) = 58,54%

%mH =  [1,81.10-3 .2.100%] : (18.4,92.10-3) = 4,09%

%mN = [0,55.10-3 .28.100%] : (22,4.6,15.10-3) = 11,18

=> %mO = 26,19%

 

Xem đáp án và giải thích
Cho 11,6 gam hỗn hợp gồm oxit và muối cacbonat của kim loại kiềm R. Hòa tan hết hỗn hợp trên cần vừa đủ 0,2 mol HCl. Kim loại R là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 11,6 gam hỗn hợp gồm oxit và muối cacbonat của kim loại kiềm R. Hòa tan hết hỗn hợp trên cần vừa đủ 0,2 mol HCl. Kim loại R là kim loại gì?


Đáp án:

R2O (x mol); R2CO3 (y mol)

⇒ (2R + 16).x + (2R + 60).y = 11,6 (1)

nHCl = 2nR2O + 2nR2CO3 = 0,2 ⇒ x + y = 0,1 mol (2)

Từ (1)(2) ⇒ 2R + 16 < 11,6/0,1 < 2R + 60

⇒ 28 < R < 50 ⇒ R = 39 (Kali)

Xem đáp án và giải thích
Từ tinh bột người ta sản xuất ra rượu etylic theo hai giai đoạn sau: a) (- C6H10O5 -)n → C6H12O6 hiệu suất 80%. b) C6H12O6 → C2H5OH hiệu suất 75%. Hãy viết phương trình theo các giai đoạn trên. Tính khối lượng rượu etylic thu được từ 1 tấn tinh bột.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Từ tinh bột người ta sản xuất ra rượu etylic theo hai giai đoạn sau:

a) (- C6H10O5 -)n → C6H12O6 hiệu suất 80%.

b) C6H12O6 → C2H5OH hiệu suất 75%.

Hãy viết phương trình theo các giai đoạn trên. Tính khối lượng rượu etylic thu được từ 1 tấn tinh bột.


Đáp án:

Phương trình phản ứng hóa học:

( -C6H10O5- )n + nH2O → nC6H12O6

1 mol                                   1 mol

⇒ 162n tấn ( -C6H10O5- )n tạo ra 180n tấn nC6H12O6

Vì hiệu suất 80% nên khối lượng glucozơ thu được từ 1 tấn tinh bột là:

(180n/162n).(80/100) = 8/9

Phương trình phản ứng tạo rượu etylic:

C6H12O6 → 2C2H5OH + 2CO2

1mol                                   2mol

8/9 tấn                                    ? tấn

⇒ 180 tấn C6H12O6 tạo ra 2. 46 = 92 tấn C2H5OH

Vì hiệu suất 75% nên khối lượng rượu etylic thu được:  (8/9).(92/180).(75/100) = 0,341 tấn.

Xem đáp án và giải thích
Hãy viết công thức cấu tạo các chất mà hô hình của chúng cho dưới đây:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy viết công thức cấu tạo các chất mà hô hình của chúng cho dưới đây:

 

Đáp án:

a) CH3COOH

b) CH3CH2 CH2 CH3

c) CH3CH2 OH

d) CH2 OHCHOHCH2OH

Xem đáp án và giải thích
Thí nghiệm 2. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thí nghiệm 2. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li


Đáp án:

- Dụng cụ:

   + Ống nghiệm.

   + Thìa, muỗng lấy hóa chất.

- Hóa chất:

   + Dung dịch Na2CO3.

   + Dung dịch CaCl2.

   + Dung dịch phenolphtalein.

   + Dung dịch HCl.

   + Dung dịch NaOH.

- Cách tiến hành thí nghiệm:

   + Cho khoảng 2 ml dung dịch Na2CO3 đặc vào ống nghiệm đựng khoảng 2 ml dung dịch CaCl2 đặc. Nhận xét hiện tượng xảy ra.

   + Hòa tan kết tủa thu được ở thí nghiệm a) bằng dung dịch HCl loãng. Nhận xét các hiện tượng xảy ra.

   + Một ống nghiệm đựng khoảng 2 ml dung dịch NaOH loãng. Nhỏ vào đó vài giọt dung dịch phenolphtalein. Nhận xét màu của dung dịch. Nhỏ từ từ dung dịch HCl loãng vào ống nghiệm trên, vừa nhỏ vừa lắc cho đến khi mất màu. Giải thích hiện tượng xảy ra.

- Hiện tượng:

a. Nhỏ dd Na2CO3 đặc vào dd CaCl2 đặc xuất hiện kết tủa trắng CaCO3.

   Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3↓ + 2NaCl.

b. Hoà tan kết tủa CaCO3 vừa mới tạo thành bằng dd HCl loãng: Xuất hiện các bọt khí CO2, kết tủa tan thì CaCO3 + 2 HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.

c. Nhỏ vài giọt dd phenolphtalein vào dd NaOH loãng chứa trong ống nghiệm, dd có màu hồng tím. Nhỏ từ từ từng giọt dd HCl vào, vừa nhỏ vừa lắc,dd sẽ mất màu. Phản ứng trung hoà xảy ra tạo thành dd muối trung hoà NaCl và H2O môi trường trung tính.

   NaOH + HCl → NaCl + H2O.

- Giải thích và phương trình phản ứng: Khi lượng NaOH bị trung hoà hết, màu hồng của Phenolphtalein trong kiềm không còn dung dịch chuyển thành không màu

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…