Tại sao khi ăn thịt, cá người ta thường chấm vào nước mắm giấm hoặc chanh thì thấy ngon và dễ tiêu hóa hơn ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao khi ăn thịt, cá người ta thường chấm vào nước mắm giấm hoặc chanh thì thấy ngon và dễ tiêu hóa hơn ?


Đáp án:

Trong môi trường axit protein trong thịt, cá dễ thủy phân hơn nên khi chấm và nước mắm giấm hoặc chanh có môi trường axit thì quá trình nhai protein nhanh thủy phân thành các animo axit nên ta thấy ngon hơn và dễ tiêu hơn.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Thí nghiệm tạo ra sản phẩm khí gây ô nhiễm môi trường
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Ta tiến hành các thí nghiệm sau: MnO2 tác dụng với dung dịch HCl (1). Nhiệt phân KClO3 (2). Nung hỗn hợp: CH3COONa + NaOH/CaO (3). Nhiệt phân NaNO3(4). Các thí nghiệm tạo ra sản phẩm khí gây ô nhiễm môi trường là:

Đáp án:
  • Câu A. (1) và (3).

  • Câu B. (1) và (2).

  • Câu C. (2) và (3).

  • Câu D. (1) và (4).

Xem đáp án và giải thích
Bài thực hành 4: Ăn mòn kim loại. Chống ăn mòn kim loại
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bài thực hành 4: Ăn mòn kim loại. Chống ăn mòn kim loại


Đáp án:

Thí nghiệm 1: Ăn mòn điện hóa học

- Tiến hành TN:

    + Rót các thể tích dd NaCl đậm đặc bằng nhau vào 2 cốc thủy tinh

    + Cắm 1 lá sắt và 1 lá đồng vào mỗi cốc

    + Nhỏ vào mỗi cốc 5-7 giọt dd K3[Fe(CN)6]

    + Nối lá Fe và lá Cu trong 2 cốc bằng dây dẫn (hình 5.16)

- Hiện tượng:

    + Cốc 1: Không có hiện tượng gì

    + Cốc 2: Xuất hiện kết tủa màu xanh đậm

- Giải thích: Khi nối dây dẫn, Fe bị ăn mòn nhanh trong dung dịch điện li tạo thành Fe2+. Sau đó Fe2+ tác dụng với dd K3[Fe(CN)6] tạo ra kết tủa màu xanh đậm là Fe3[Fe(CN)6]2

Trong cốc 2:

Ở cực (+) xảy ra sự khử:

O2 + 2H2O + 4e → 4OH-

Ở cực (-), Fe bị ăn mòn và tan vào dịch:

Fe → Fe2+ + 2e

Thí nghiệm 2: Bảo vệ sắt bằng phương pháp bảo vệ điện hóa

- Tiến hành TN:

    + Rót vào hỗn hợp gồm dd NaCl đặc, thêm vài giọt dd K3[Fe(CN)6] vào 2 cốc

    + Ngâm 1 đinh sắt vào cốc (1), ngâm 1 đinh sắt được quấn bằng dây Zn vào cốc (2).

- Hiện tượng:

    + Cốc 1: xuất hiện kết tủa màu xanh

    + Cốc 2: lá Zn bị ăn mòn, dung dịch không đổi màu

- Giải thích:

    + Cốc 1: Đinh Fe bị oxi hóa thành Fe2+; Fe2+ tác dụng với dd K3[Fe(CN)6] tạo ra kết tủa màu xanh đậm là Fe3[Fe(CN)6]2

    + Cốc 2: Zn có tính khử mạnh hơn nên đóng vai trò là cực âm và bị ăn mòn. Dây Zn bị ăn mòn, Fe được bảo vệ nên dung dịch không đổi màu

Ở cực (-): Zn → Zn2+ + 2e

Ở cực (+): H2O + O2 + 4e → 4OH-

 

Xem đáp án và giải thích
Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Tìm m?


Đáp án:

Ta có ne cho max = 3.nAl + 3.nFe = 3.0,1 + 3.0,1 = 0,6 mol

ne cho min = 3.nAl + 2.nFe = 3.0,1 + 2.0,1 = 0,5 mol

ne nhận = 0,55.1 = 0,55 mol.

Có ne cho min < ne nhận < ne cho max → Al và Fe tan hết trong dung dịch, dung dịch sau phản ứng có Fe2+, Fe3+ và Al3+, chất rắn sau phản ứng chỉ có Ag.

m = 0,55.108 = 59,4 gam.

Xem đáp án và giải thích
Lập công thức hóa học của hợp chất A biết: Phân khối của hợp chất là 160 đvC Trong hợp chất có 70% theo khối lượng sắt, còn lại là oxi.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Lập công thức hóa học của hợp chất A biết:

Phân khối của hợp chất là 160 đvC

Trong hợp chất có 70% theo khối lượng sắt, còn lại là oxi.


Đáp án:

Tìm khối lượng của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất

mFe = 160.70/100 =112 (g)

mO2= 160 - 112 = 48 (g)

Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất

nFe =112/56 = 2 (mol)

nO2 =48/16 = 3 (mol)

⇒ Trong 1 phân tử hợp chất có 2 mol nguyên tử Fe : 3 mol nguyên tử O

Công thức hóa học của hợp chất là Fe2O3

Xem đáp án và giải thích
Nêu những đặc điểm về cấu trúc của amilozo , amilopectin và sự liên quan giữa cấu trúc với tính chất hóa học của tinh bột
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu những đặc điểm về cấu trúc của amilozo , amilopectin và sự liên quan giữa cấu trúc với tính chất hóa học của tinh bột


Đáp án:

Tinh bột là hỗn hợp của hai loại polisaccarit : amilozơ và amilopectin, trong đó amilozơ chiếm 20 – 30 % khối lượng tinh bột

a) Phân tử amilozơ

- Các gốc α – glucozơ liên kết với nhau bằng liên kết α – 1,4 – glicozit tạo thành mạch không phân nhánh

- Phân tử amilozơ không duỗi thẳng mà xoắn lại thành hình lò xo. Mỗi vòng xoắn gồm 6 gốc glucozơ

b) Phân tử amilopectin

- Các gốc α – glucozơ liên kết với nhau bằng 2 loại liên kết:

+ Liên kết α – 1,4 – glicozit để tạo thành một chuỗi dài (20 – 30 mắt xích α – glucozơ)

+ Liên kết α – 1,6 – glicozit để tạo nhánh

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…