Để trung hòa 50 ml dung dịch đimetyl amin cần dùng 40 ml dung dịch HCl 0,1M. Tính nồng độ dung dịch amin và khối lượng muối thu được
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để trung hòa 50 ml dung dịch đimetyl amin cần dùng 40 ml dung dịch HCl 0,1M. Tính nồng độ dung dịch amin và khối lượng muối thu được


Đáp án:

nHCl = 0,004 ⇒ namin = 0,002 ( amin 2 chức)

CM amin = 0,002: 0,05 = 0,04M

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng :

mmuối = mamin + mHCl = 0,002. 46 + 0,004.36,5 = 0,238g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài thực hành số 6: Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bài thực hành số 6: Tính chất các hợp chất của lưu huỳnh


Đáp án:

1. Thí nghiệm 1: Điều chế và chứng minh tính khử của hidro sunfua

- Tiến hành TN:

   + Lắp dụng cụ điều chế H2S từ FeS và HCl như hình vẽ

   + Đốt khí H2S thoát ra từ ống vuốt nhọn.

- Hiện tượng: Có bọt khí mùi trứng thối thoát ra. Đốt khí thoát ra thấy cháy trong không khí cho ngọn lửa màu xanh.

PTHH: FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S

2H2S + O2 → 2S + 2H2O

H2S: là chất khử

O2: là chất oxi hóa.

- Giải thích: H2S bị oxi hóa trong khí bởi oxi.

2. Thí nghiệm 2: Điều chế và chứng minh tính chất hóa học của lưu huỳnh đioxit

- Tiến hành TN: Lắp dụng cụ điều chế SO2 từ Na2SO3 và dung dịch H2SO4 như hình vẽ

 + Thí nghiệm chứng minh tính khử: Dẫn khí SO2 vào ống 1 chứa dung dịch KMnO4 loãng

   + Thí nghiệm chứng minh tính oxi hóa: Dẫn khí H2S (điều chế ở TN1) vào ống 2 chứa nước được dd H2S.

Sau đó dẫn khí SO2 và dd H2S.

- Hiện tượng:

   + Ống 1: Khí SO2 làm mất màu thuốc tím.

PTHH: 2KMnO4 + 5SO2 + 2H2O → 2H2SO4 + 2MnSO4 + K2SO4

KMnO4: chất oxi hóa

SO2: chất khử

   + Ống 2: Có hiện tượng vẩn đục, màu vàng do phản ứng tạo S.

PTHH: SO2 + H2S → 3S + 2H2O

SO2: chất oxi hóa

H2S: chất khử

- Giải thích:

SO2 vừa thể hiện tính khử vừa thể hiện tính oxi hóa.

3. Thí nghiệm 3: Tính oxi hóa và tính háo nước của axit sunfuric đặc.

- Tiến hành TN:

   + Thí nghiệm thể hiện tính oxi hóa: Nhỏ vài giọt H2SO4 đặc vào ống 1, cho tiếp 1 mảnh Cu vào ống nghiệm, đun nóng nhẹ trên ngọn lửa đèn cồn.

   + Thí nghiệm thể hiện tính háo nước: Cho 1 thìa nhỏ đường vào ống 2. Nhỏ vài giọt H2SO4 đặc vào ống nghiệm

- Hiện tượng:

   + Ống 1: dung dịch có bọt khí và từ không màu chuyển sang màu xanh.

PTHH: Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O

Cu: là chất khử

H2SO4 đặc: là chất oxi hóa

   + Ống 2: Phản ứng tạo chất rắn màu đen không tan là cacbon, có hiện tượng sủi bọt khí trào ra do C bị oxi hóa bởi H2SO4 đặc tạo CO¬2 và SO2

PTHH: C12H22O11 -H2SO4đặc→ 11H2O + 12C

C + 2H2SO4 → CO2 + 2SO2 + 2H2O

C: chất khử

H2SO4: chất oxi hóa

- Giải thích: H2SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh, oxi hóa được hầu hết kim loại và giải phóng khí ( các sản phẩm khử khác nhau của S+6)

H2SO4 đặc có tính háo nước, nên cacbohidrat tác dụng với H2SO4 đặc bị biến thành cacbon (than).

Xem đáp án và giải thích
Cho 30,6 gam hỗn hợp Cu, Fe, Zn tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch chứa 92,6 gam muối khan ( không chứa muối amoni ). Nung hỗn hợp muối đến khối lượng không đổi, thu được m gam rắn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 30,6 gam hỗn hợp Cu, Fe, Zn tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch chứa 92,6 gam muối khan (không chứa muối amoni ). Nung hỗn hợp muối đến khối lượng không đổi, thu được m gam rắn. Tìm m?


Đáp án:

Cu, Fe, Zn --> Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, Zn(NO3)2 -t0C-> CuO, Fe2O3, ZnO

mNO3- = 92,6 – 30,6 = 62 gam

⇒ nNO3- = 1 mol

Bảo toàn điện tích ta có: nO2- = 1/2. nNO3- = 0,5 mol

⇒ m = mKL + mO2- = 30,6 + 0,5.16 = 38,6 gam

Xem đáp án và giải thích
Khi chưng cất nhựa than đá, người ta thu dược phân đoạn chứa phenol và anilin hòa tan trong ankyl benzen (dung dịch A). Sục khí hidroclorua vào 100 ml dung dịch A thì thu được 1,295 g kết tủa. Nhỏ từ từ nước brom vào 100 ml dung dịch A cho đến khi ngừng mất màu brom thì hết 300 ml dung dịch nước brom 3,2%. Tính nồng độ mol của phenol và anilin trong dung dịch A.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Khi chưng cất nhựa than đá, người ta thu dược phân đoạn chứa phenol và anilin hòa tan trong ankyl benzen (dung dịch A). Sục khí hidroclorua vào 100 ml dung dịch A thì thu được 1,295 g kết tủa. Nhỏ từ từ nước brom vào 100 ml dung dịch A cho đến khi ngừng mất màu brom thì hết 300 ml dung dịch nước brom 3,2%. Tính nồng độ mol của phenol và anilin trong dung dịch A.


Đáp án:

Gọi số mol của C6H5OH, C6H5NH2 lần lượt là z, x (trong 100 ml dung dịch A)

A + HCl: C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl (1)

Theo (1) nHCl phản ứng = nanilin = nmuối = 1,295/129,5 = 0,01 (mol)

A + dd Br2:

C6H5OH + 3Br2     --> C6H2Br3OH + 3HBr (2)

z                   3z                   z

C6H5NH2 +  3Br2  ---> C6H2Br3NH2 + 3HBr (3)

0,01                 0,03              0,01

Coi dung dịch loãng của nước brom có d = 1g/ml, theo đề bài ta có:

nHBr = (300.3,2%)/160 = 0,06 (mol) ⇒ 3z = 0,06 – 0,03 = 0,03 mol hay z = 0,01 mol

CM anilin = CM phenol = 0,01/0,1 = 0,1 M

Xem đáp án và giải thích
Hãy ghi chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào dâu [] ở mỗi câu sau: a) Anken là hidrocacbon mà phân tử có chứa một liên kết đối C = C []. b) Anken là hidrocacnon có công thức phân tử CnH2n [] c) Anken là hidrocacbon không no có công thức phân tử CnH2n []. d) Anken là hidrocacbon mạch hở mà phân tử có chứa môt liên kết đối C=C []
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy ghi chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào dâu [] ở mỗi câu sau:

a) Anken là hidrocacbon mà phân tử có chứa một liên kết đối C = C [].

b) Anken là hidrocacnon có công thức phân tử CnH2n []

c) Anken là hidrocacbon không no có công thức phân tử CnH2n [].

d) Anken là hidrocacbon mạch hở mà phân tử có chứa môt liên kết đối C=C []


Đáp án:

a) S

b) S

c) Đ

d) Đ

Xem đáp án và giải thích
Khi nhúng một lá Zn vào dung dịch muối Co2+, nhận thấy có một lớp kim loại Co phủ ngoài lá kẽm. Khi nhúng lá Pb và dung dịch muối trên, không nhận thấy hiện tượng nào xảy ra. a. Kim loại nào có tính khử mạnh nhất trong số 3 kim loại trên b. Cation nào có tính oxi hóa mạnh nhất trong số 3 cation kim loại trên c. Sắp xếp cặp oxi hóa – khử của những kim loại trên theo chiều tính oxi hóa của cation tăng dần. d. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra giữa các cặp oxi hóa – khử
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi nhúng một lá Zn vào dung dịch muối Co2+, nhận thấy có một lớp kim loại Co phủ ngoài lá kẽm. Khi nhúng lá Pb và dung dịch muối trên, không nhận thấy hiện tượng nào xảy ra.

a. Kim loại nào có tính khử mạnh nhất trong số 3 kim loại trên

b. Cation nào có tính oxi hóa mạnh nhất trong số 3 cation kim loại trên

c. Sắp xếp cặp oxi hóa – khử của những kim loại trên theo chiều tính oxi hóa của cation tăng dần.

d. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra giữa các cặp oxi hóa – khử


Đáp án:

a. Zn đẩy dược Co; Pb không đẩy được Co

=> Zn có tính khử mạnh nhất

b. Pb2+ có tính oxi hóa mạnh nhất

c. Xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa của cation: Zn2+/Zn; Co2+/Co; Pb2+/Pb

d. Các phản ứng xảy ra giữa các cặp oxi hóa khử

Zn + Co2+ → Zn2+ + Co

Zn + Pb2+ → Zn2+ + Pb

Co + Pb2+ → Co2+ + Pb

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…