Hãy cho biết chất nào trong các chất sau đây có thể làm mất màu dung dịch brom. Giải thích và viết phương trình hóa học (nếu có). a) C6H6. b) CH2 = CH – CH = CH2. c) CH3 – C≡ CH. d) CH3 – CH3.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết chất nào trong các chất sau đây có thể làm mất màu dung dịch brom. Giải thích và viết phương trình hóa học (nếu có).

a) C6H6.

b) CH2 = CH – CH = CH2.

c) CH3 – C≡ CH.

d) CH3 – CH3.


Đáp án:

Chỉ có chất b) và c) làm mất màu dung dịch brom. Vì trong phân tử có liên kết đôi và liên kết ba tương tự như C2H4 và C2H2.

b) CH2 = CH – CH = CH2 + Br2 → CH2Br – CHBr – CH = CH2

c) CH3 – C ≡ CH + 2Br2 → CH3 – CBr2 – CHBr2

Hoặc CH3 – C ≡ CH + Br2 → CH3 – CBr = CHBr

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nhóm nito
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hỗn hợp X gồm: Fe(OH)2, Cu(OH)2, Ni(OH)2, Zn(OH)2, Al(OH)3, AgCl. Cho hỗn hợp X vào dung dịch NH3 dư thì có tối đa bao nhiêu chất tan?

Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 5

  • Câu C. 4

  • Câu D. 2

Xem đáp án và giải thích
Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào dấu [ ] ở mỗi câu sau: a) Axit cacbonic có nhóm cacboxyl. [ ] b) Axit cacbonic là axit cacboxylic. [ ] c) Axit cacboxylic no là axit không chứa liên kết bội. [ ] d) Axit cacboxylic không no là axit có chứa liên kết C = C hoặc C ≡ C. [ ]
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào dấu [ ] ở mỗi câu sau:

a) Axit cacbonic có nhóm cacboxyl. [ ]

b) Axit cacbonic là axit cacboxylic. [ ]

c) Axit cacboxylic no là axit không chứa liên kết bội. [ ]

d) Axit cacboxylic không no là axit có chứa liên kết C = C hoặc C ≡ C. [ ]


Đáp án:

a) Đ

b) S

c) S

d) Đ

Xem đáp án và giải thích
Dự đoán hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra, khi: a) Đốt dây sắt trong khí clo. b) Cho một đinh sắt vào trong ống nghiệm đựng dung dịch CuCl2. c) Cho một viên kẽm vào dung dịch CuSO4.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dự đoán hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra, khi:

a) Đốt dây sắt trong khí clo.

b) Cho một đinh sắt vào trong ống nghiệm đựng dung dịch CuCl2.

c) Cho một viên kẽm vào dung dịch CuSO4.


Đáp án:

a) Khối màu nâu tạo thành:

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

b) Dung dịch CuCl2 nhạt màu xanh, kim loại màu đỏ bám vào đinh sắt.

Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu ↓

c) Zn tan dần, dung dịch CuSO4 nhạt màu xanh, kim loại màu đỏ bám vào viên kẽm.

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu ↓

Xem đáp án và giải thích
Amin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho m gam hỗn hợp X gồm metylamin và etylamin tác dụng vừa đủ với 0,2 mol HCl , sau phản ứng thu được 14,9 gam muối. Giá trị m là:

Đáp án:
  • Câu A. 8,2.

  • Câu B. 10,7.

  • Câu C. 12,1.

  • Câu D. 7,6.

Xem đáp án và giải thích
Trong nguyên tử, những electron của lớp nào quyết định tính chất hóa học của nguyên tử nguyên tố đó? Cho thí dụ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong nguyên tử, những electron của lớp nào quyết định tính chất hóa học của nguyên tử nguyên tố đó? Cho thí dụ.


Đáp án:

Trong nguyên tử, những electron ở lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của nguyên tử nguyên tố.

Thí dụ: Liti, natri có 1e ở lớp ngoài cùng nên thể hiện tính chất của kim loại, oxi và lưu huỳnh đều có 6e ở lớp ngoài cùng nên thể hiện tính chất của phi kim.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…