Cho m gam natri vào nước, ta thu được 1,5 lít dung dịch có pH = 13. Tính m.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam natri vào nước, ta thu được 1,5 lít dung dịch có pH = 13. Tính m.



Đáp án:

pH =13 nghĩa là [H+ ] = 10-13 hay [OH- ] =0,1 M

=> n( NaOH ) =0,1. 1,5 = 0,15 mol = n(Na)

Vậy m(Na) =0,15 . 23 = 3,45 g

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hòa tan 12,8 gam Cu trong axit H2SO4 đặc, nóng dư. Thể tích khí SO2 thu được (đktc) là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan 12,8 gam Cu trong axit H2SO4 đặc, nóng dư. Thể tích khí SO2 thu được (đktc) là?


Đáp án:

nCu = 12,8/64 = 0,2 (mol)

Bỏa toàn electron: 2nSO2 = 2nCu

⇒ nSO2 = nCu = 0,2 (mol) ⇒ V = 0,2.22,4 = 4,48 (lít)

Xem đáp án và giải thích
1,10g hỗn hợp bột sắt và bột nhôm tác dụng vừa đủ với 1,28g bột lưu huỳnh. a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra. b) Tính tỉ lệ phần trăm của sắt và nhôm trong hỗn hợp ban đầu, theo: - lượng chất. - khối lượng chất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

1,10g hỗn hợp bột sắt và bột nhôm tác dụng vừa đủ với 1,28g bột lưu huỳnh.

a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng xảy ra.

b) Tính tỉ lệ phần trăm của sắt và nhôm trong hỗn hợp ban đầu, theo:

- lượng chất.

- khối lượng chất.


Đáp án:

a) Phương trình hóa học của phản ứng

Fe + S → FeS

2Al + 3S → Al2S3

b) Gọi nFe = x mol, theo PT ⇒ nS (1) = nFe = x mol

Gọi nAl = y mol, theo PT ⇒ nS (2) = 3/2.nAl = 3/2y mol

⇒ nS = x +3/2y = 0,04 mol

mhh = 56x + 27y = 1,1.

Giải hệ phương trình ta có x = 0,01 mol, y= 0,02 mol.

Tỉ lệ % sắt và nhôm trong hỗn hợp theo lượng chất ( theo số mol là):

Tỉ lệ phần trăm của sắt và nhôm trong hỗn hợp theo khối lượng chất:

mAl = 0,02 x 27 = 0,54g

mFe = 0,01 x 56 = 0,56g.

%mAl = 0,54/1,1 . 100% = 49,09%

%mFe = 100% - 49,09% = 50,91%

Xem đáp án và giải thích
Thủy phân hoàn toàn 4,84 gam este A bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, rồi cô cạn chỉ thu được hơi nước và hỗn hợp X gồm hai muối (đều có khối lượng phân tử lớn hơn 68). Đốt cháy hoàn toàn lượng muối trên cần đùng 6,496 lít O2 (đktc), thu được 4,24 gam Na2CO3 ; 5,376 lít CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Thành phần phần trăm khối lượng muối có khối lượng phân tử lớn hơn trong X là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn 4,84 gam este A bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ, rồi cô cạn chỉ thu được hơi nước và hỗn hợp X gồm hai muối (đều có khối lượng phân tử lớn hơn 68). Đốt cháy hoàn toàn lượng muối trên cần đùng 6,496 lít O2 (đktc), thu được 4,24 gam Na2CO3 ; 5,376 lít CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Thành phần phần trăm khối lượng muối có khối lượng phân tử lớn hơn trong X là


Đáp án:

nO2(ĐKTC) = 0,29 (mol); nNa2CO3  = 0,04 (mol); nCO2(ĐKTC) = 0,24 (mol); nH2O = 0,1 (mol)

BTNT Na: nNaOH = 2nNa2CO3 = 0,08 (mol)

BTNT C: nC = nNa2CO3 + nCO2 = 0,04 + 0,24 = 0,28 (mol)

BTKL cho phản ứng đốt cháy:

mmuối = mNa2CO3 + mCO2 + mH2O – mO2 = 4,24 + 0,24.44 +1,8 – 0,29.32 = 7,32 (g)

BTKL cho phản ứng xà phòng hóa:

mA + mNaOH = mmuối + mH2O

=> mH2O = 4,84 + 0,08.40 – 7,32 = 0,72 (g)

=> nH2O = 0,04 (mol)

BTTN H: nH(A) + nH(NaOH) = nH(Muối)  + nH(H2O)

=> nH(A) + 0,08 = 0,1.2 + 0,04.2

=> nH(A) = 0,2 (mol)

=> nO(A) = (4,48 - 0,28.12 - 0,2) : 16 = 0,08 mol

Gọi công thức của A có dạng CxHyOz

x : y : z = nC : nH : nO = 0,28 : 0,2 : 0,08  = 7 : 5 : 2

=> A có dạng (C7H5O2)n

Số nguyên tử H luôn chẵn => A có công thức C14H10O4

A tác dụng với NaOH chỉ sinh ra muối và nước => A là este của phenol

Vì nNaOH : nH2O = 2: 1 => A có công thức: C6H5-OOC-COO-C6H5: 0,02 (mol)

Vậy muối thu được gồm: NaOOC-COONa:0,02 mol và C6H5ONa: 0,04 (mol)

=> %mC6H5ONa = 63,4%

Xem đáp án và giải thích
Cho 18,5 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe304 tác dụng với 200 ml dung dịch HNO3 loãng đun nóng và khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch Y và còn lại 1,46 gam kim loại. Xác định khối lượng muối trong Y và nồng độ mol của dung dịch HNO3.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 18,5 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe304 tác dụng với 200 ml dung dịch HNO3 loãng đun nóng và khuấy đều. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch Y và còn lại 1,46 gam kim loại. Xác định khối lượng muối trong Y và nồng độ mol của dung dịch HNO3.



Đáp án:

Sau phản ứng kim loại còn dư, vậy Fe chỉ bị oxi hoá lên Fe2+

Gọi x, y là số mol Fe và Fe3O4 phản ứng, khối lượng rắn phản ứng là

18,5- 1,46= 17,04 (gam).

⟹ 56x + 232y = 17,04 gam   (1)

Ta có phương trình cho - nhận e :

Fe → Fe2+ + 2e                                    Fe304 + 2e → 3Fe +2

 x →   x   →   2x mol                              y →       2y  → 3y (mol)

 

                                                            N+5+ 3e → N+2

                                                                    0,3 ← 0,1 (mol)

Áp dụng ĐLBTĐT, ta có : 2x = 2y + 0,3       (2)

Từ (1) và (2), giải hệ ta có : x = 0,18; y = 0,03

Vậy muối thu được là Fe(NO3)2 : (x + 3y) = 0,27 mol ⟹ m = 48,6 g

Số mol HNO3 phản ứng = 2.nFe(NO3 )2 +nN0 = 2.0,27 + 0,1 = 0,64 mol

⟹ CM(HNO3) = 3,2 (M).




Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về định nghĩa este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chất nào dưới đây không phải là este?


Đáp án:
  • Câu A. CH3COOCH3

  • Câu B. HCOOCH3

  • Câu C. HCOOC6H5

  • Câu D. CH3COOH

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…