Làm thế nào có thể khắc được thủy tinh ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Làm thế nào có thể khắc được thủy tinh ?


Đáp án:

Muốn khắc thủy tinh người ta nhúng thủy tinh vào sáp nóng chảy, nhấc ra cho nguội, dùng vật nhọn khắc hình ảnh cần khắc nhờ lớp sáp mất đi, rồi nhỏ dung dịch HF vào thì thủy tinh sẽ bị ăn mòn ở những chỗ lớp sáp bị cào đi :   

SiO2 + 4HF → SiF4↑ + 2H2O

Nếu không có dung dịch HF thì thay bằng dung dịch H2SO4 đặc và bột CaF2. Làm tương tự như trên nhưng ta cho bột CaF2 vào chỗ cần khắc, sau đó cho thêm H2SO4 đặc vào và lấy tấm kính khác đặt trên chỗ cần khắc. Sau một thời gian, thủy tinh cũng sẽ bị ăn mòn ở những nơi cạo sáp.

CaF2 + 2H2SO4 → CaSO4 + 2HF↑ ( dùng tấm kính che lại)

Sau đó SiO2 + 4HF → SiF4↑ + 2H2O

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Giá trị gần đúng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hòa tan hoàn toàn 25,3 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Zn bằng dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 4,48 lít (đktc) khí Z (gồm 2 hợp chất khí không màu) có khối lượng 7,4 gam. Cô cạn dung dịch Y thu được 122,3 gam hỗn hợp muối. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng gần nhất với giá trị nào sau đây?

Đáp án:
  • Câu A. 1,95 mol.

  • Câu B. 1,81 mol.

  • Câu C. 1,91 mol.

  • Câu D. 1,80 mol.

Xem đáp án và giải thích
Hãy đề nghị sơ đồ các phản ứng kế tiếp nhau để thu được các chuyển hóa sau: a) CH3CH2CH2CH2Cl → CH3CHClCH2CH3 b) C6H6 → C6H5CHClCH2Cl
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy đề nghị sơ đồ các phản ứng kế tiếp nhau để thu được các chuyển hóa sau:

a) CH3CH2CH2CH2Cl → CH3CHClCH2CH3

b) C6H6 → C6H5CHClCH2Cl


Đáp án:

a)

CH3CH2CH2CH2Cl + KOH → CH2=CHCH2CH3 + KCl + H2O

CH3CH2CH=CH2 + HCl → CH3CH2CHClCH3 (sản phẩm chính)

CH3CH2CH=CH2 + HCl → CH3CH2CH2CH2Cl (sản phẩm phụ)

b)

C6H6  ---CH2=CH2, t0, xt---> C6H5-C2H5 ---Al2O3, Cr2O3, 6500C---> C6H5-CH2=CH2  ----> C6H5-CHCL-CH2Cl

Xem đáp án và giải thích
Bài toán khối lượng
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hỗn hợp X gồm Fe2O3, FeO và Cu (trong đó sắt chiếm 52,5% về khối lượng). Cho m gam X tác dụng với 420 ml dung dịch HCl 2M dư, thu được dung dịch Y và còn lại 0,2 m gam chất rắn không tan. Cho dung dịch AgNO3 dư vào Y thu được khí NO và 141,6 gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:

Đáp án:
  • Câu A. 20

  • Câu B. 32

  • Câu C. 36

  • Câu D. 24

Xem đáp án và giải thích
Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Tìm phân tử khối của Y
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2 tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ đơn chức Y và các chất vô cơ. Tìm phân tử khối của Y


Đáp án:

Chất hữu cơ X (C2H8O3N2) có: k = (2.2 + 2 – 8 + 2): 2 = 0 (không có liên kết )

X không thể là amino axit, vì vậy CTCT của X có thể là: CH3CH2NH3NO3

CH3CH2NH3NO3 (X) + NaOH → CH3CH2NH2 (Y) + NaNO3 + H2O

Vậy MY = 45 g/mol.

Xem đáp án và giải thích
Đun nóng 14,6 gam Gly-Ala với lượng dư dung dịch NaOH cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chưa m gam muối. Gía trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đun nóng 14,6 gam Gly-Ala với lượng dư dung dịch NaOH cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chưa m gam muối. Gía trị của m là?


Đáp án:

nGly-Ala = 14,6 : [75 + 89 -18] = 0,1 mol

⇒ m = 0,1. 97 + 0,1. 111 = 20,8g

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…