Thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Có các thí nghiệm sau: (1) Nhúng thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội. (2) Sục khí SO2 vào nước brom. (3) Sục khí CO2 vào nước Javen. (4) Nhúng lá nhôm vào dung dịch H2SO4 đặc, nguội. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng hóa học là:

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 3 Đáp án đúng

  • Câu C. 2

  • Câu D. 1

Giải thích:

Chọn đáp án B (1). Có Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2. (2). Có SO2 + Br2 + 2H2O→2HBr + H2SO4. (3). Có NaClO + CO2 + H2O → NaHCO3 (kết tinh) + HClO. (4). Không. Chú ý Al, Fe, Cr không tác dụng với HNO3 và H2SO4 đặc nguội.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đốt cháy hoàn toàn 43,1 gam hỗn hợp X gồm axit đơn no hở (RCOOH), glyxin, alalin và Axit glutamic thu được 1,4 mol CO2 và 1,45 mol H2O. Mặt khác 43,1 gam X tác dụng vừa đủ với 0,3 mol HCl. Nếu cho 43,1 gam hỗn hợp X tác dụng với 0,7 mol NaOH trong dung dịch sau đó cô cạn thì thu được khối lượng chất rắn khan là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 43,1 gam hỗn hợp X gồm axit đơn no hở (RCOOH), glyxin, alalin và Axit glutamic thu được 1,4 mol CO2 và 1,45 mol H2O. Mặt khác 43,1 gam X tác dụng vừa đủ với 0,3 mol HCl. Nếu cho 43,1 gam hỗn hợp X tác dụng với 0,7 mol NaOH trong dung dịch sau đó cô cạn thì thu được khối lượng chất rắn khan là


Đáp án:

nHCl = n-NH2 = nN = 0,3 mol

mO = mX – mC – mH – mN = 43,1 – 1,4. 12 – 2. 1,45. 1 – 0.3.14 = 19,2

⇒ n–COOH = 1/2. nO = 1/2. 19,2/16 = 0,6 mol

⇒ nNaOH pư = nH2O = 0,6 mol

mc/rắn = mX + mNaOH – mH2O = 43,1 + 0,7.40 – 0,6.18 = 60,3 gam

Xem đáp án và giải thích
Tổng hệ số cân bằng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho phương trình phản ứng sau: FeCl2 + HNO3 ⟶ H2O + HCl + NO2 + Fe(NO3)3 Tổng hệ số của các chất sản phẩm tạo thành là

Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 8

  • Câu C. 10

  • Câu D. 12

Xem đáp án và giải thích
Cho một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những muối sau CuSO4, AlCl3, Pb(NO3)2, ZnCl2, KNO3, AgNO3. Viết phương trình hoá học dạng phân tử và ion thu gọn của các phản ứng xảy ra (nếu có). Cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những muối sau CuSO4, AlCl3, Pb(NO3)2, ZnCl2, KNO3, AgNO3. Viết phương trình hoá học dạng phân tử và ion thu gọn của các phản ứng xảy ra (nếu có). Cho biết vai trò của các chất tham gia phản ứng.



Đáp án:

Fe tác dụng được với các muối: CuSO4, Pb(NO3)2, AgNO3

+) Fe + CuSO4 →FeSO4+ Cu

Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

Fe là chất khử , CuSO4 là chất oxi hoá

+) Fe + Pb(NO3)2 → Fe(NO3)2 + Pb

Fe + Pb 2+ → Fe 2+ + Pb

Fe là chất khử, Pb(NO3)2 là chất oxi hóa

+) Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag

Fe + 2Ag→ Fe2+ + 2Ag

Fe là chất khử, AgNO3 là chất oxi hóa

Nếu AgNO3 dư ta có pứ:

AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag

Ag + + Fe2+ → Fe3+ + Ag

 

Xem đáp án và giải thích
Chứng minh rằng phân tử khối của amino axit có công thức tổng quát H2N−R−COOH (trong đó R là gốc hiđrocacbon ) là một số lẻ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chứng minh rằng phân tử khối của amino axit có công thức tổng quát H2NRCOOH (trong đó R là gốc hiđrocacbon ) là một số lẻ.



Đáp án:

Gốc R có công thúc tổng quát là CnH2n2amR=14n2a, khối lượng của gốc R luôn là số chẵn.

MH2NRCOOH luôn là số lẻ.




Xem đáp án và giải thích
Chất tác dụng với dd NaOH loãng ở t0 thường
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các chất: NaHCO3, CO, Al(OH)3, Fe(OH)3, HF, Cl2, NH4Cl. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng ở nhiệt độ thường là

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 5

  • Câu C. 3

  • Câu D. 6

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…