Sau khi đựng anilin, có thể chọn cách rửa nào để có dụng cụ thủy tinh sạch?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sau khi đựng anilin, có thể chọn cách rửa nào để có dụng cụ thủy tinh sạch?


Đáp án:

Để rửa được anilin thì cần dùng axit để pư xảy ra

C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl

→ Sau đó rửa bằng nước để C6H5NH3Cl ra khỏi dụng cụ mang theo anilin

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu hỏi lý thuyết về khả năng đổi màu quỳ tím của hợp chất hữu cơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho các chất C6H5OH (X); C6H5NH2 (Y); CH3NH2 (Z) và HCOOCH3 (T). Chất không làm đổi màu quỳ tím là:


Đáp án:
  • Câu A. X, Y

  • Câu B. X, Y, Z

  • Câu C. X, Y, T

  • Câu D. Y và T

Xem đáp án và giải thích
Gọi tên các hợp chất sau theo danh pháp gốc – chức. CH3CH2-Br;CH3-CO-O-CH3;CH3CH2-O-CH2CH3;(CH3)2SO4
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Gọi tên các hợp chất sau theo danh pháp gốc – chức.

CH3CH2-Br; CH3-CO-O-CH3; CH3CH2-O-CH2CH3; (CH3)2SO4


Đáp án:

Gọi tên theo danh pháp gốc – chức

CH3CH2-Br: etyl bromua

CH3-CO-O-CH3: metyl axetat

CH3CH2-O-CH2CH3: đietyl ete

(CH3)2SO4: metyl sunfat

Xem đáp án và giải thích
Cho các đặc điểm, tính chất: (1) chất rắn kết tình, không màu, (2) vị ngọt, dễ tan trong nước, (3) có phản ứng tráng bạc, (4) có khả năng hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam, (5) đốt cháy hoàn toàn bằng O2, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Số đặc điểm, tính chất đúng với cả glucozơ, fructozơ và saccarozơ là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các đặc điểm, tính chất: (1) chất rắn kết tình, không màu, (2) vị ngọt, dễ tan trong nước, (3) có phản ứng tráng bạc, (4) có khả năng hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam, (5) đốt cháy hoàn toàn bằng O2, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Số đặc điểm, tính chất đúng với cả glucozơ, fructozơ và saccarozơ là


Đáp án:

Các đặc điểm, tính chất đúng với cả glucozơ, fructozơ và saccarozơ là: (1) chất rắn kết tình, không màu, (2) vị ngọt, dễ tan trong nước, (4) có khả năng hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam

Xem đáp án và giải thích
Trộn 5,6 gam bột sắt với 3,2 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí Z và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn Z và G cần vừa đủ V lít O2 (đktc). Tính V?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trộn 5,6 gam bột sắt với 3,2 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí Z và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn Z và G cần vừa đủ V lít O2 (đktc). Tính V?


Đáp án:

nFe = nS = 0,1 mol dư

Nung hỗn hơp Fe, S thu được hỗn hợp chất rắn Y gồm FeS, Fe dư, S dư

Y + HCl => Khí Z là H2S, H2; Chất rắn G là S.

Xét cả quá trình:

Fe → Fe2+ +2e

O2 +4e → O2-

S → S+ 4 + 4e

Bảo toàn electron: 4nO2 = 2nFe + 4nS

=> nO2 = 0,15 => V = 3,36 lít

Xem đáp án và giải thích
Vì sao phản ứng cháy của các chất trong bình chứa oxi lại mãnh liệt hơn trong không khí?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao  phản ứng cháy của các chất trong bình chứa oxi lại mãnh liệt hơn trong không khí?


Đáp án:

Phản ứng cháy của các chất trong bình chứa oxi mãnh liệt hơn trong không khí là vì ở trong khí oxi, bề mặt tiếp xúc của chất cháy với oxi lớn hơn nhiều lần trong không khí.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…