Hãy viết công thức cấu tạo chung của anken, ankadien, ankin và nêu đặc điểm trong cấu trúc không gian của chúng.
– Công thức cấu tạo chung của anken R1R2C=CR3R4
- Công thức cấu tạo chung của ankadien: R1R2C=CH-(CH2)n-CH=CR3R4 (n∈N).
- Công thức cấu tạo chung của ankin R1C≡CR2
Với anken và ankadien có thể có cấu trúc không gian.
Trộn một dung dịch có hòa tan 0,2 mol CuCl2 với một dung dịch có hòa tan 20g NaOH. Lọc hỗn hợp các chất sau phản ứng, được kết tủa và nước lọc. Nung kết tủa đến khi khối lượng không đổi.
a) Viết các phương trình hóa học.
b) Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi nung.
c) Tính khối lượng các chất có trong nước lọc.
nNaOH = 0,5 mol
a) Phương trình hóa học của phản ứng:
2NaOH + CuCl2 → Cu(OH)2 ↓ + 2NaCl (1)
Cu(OH)2 to→ CuO + H2O (2)
b) Khối lượng chất rắn thu được sau khi nung:
Theo phương trình (1):
nNaOH = 2nCuCl2 = 0,4 mol
nNaOH dư = 0,5 – 0,4 = 0,1 mol
Tính khối lượng chất rắn CuO, theo (1) và (2) ta có:
nCuO = nCu(OH)2 = nCuCl2 = 0,2 mol
mCuO = 0,2 x 80 = 16g.
c) Khối lượng các chất trong nước lọc:
Khối lượng NaOH dư: mNaOH = 0,1 x 40 = 4g
Khối lượng NaCl trong nước lọc:
nNaCl = nNaOH = 0,4 mol
mNaCl = 0,4 x 58,5 = 23,4g.
Trong pin điện hóa, sự oxi hóa chỉ xảy ra ở đâu?
Trong pin điện hóa, sự oxi hóa chỉ xảy ra ở cực âm.
Hãy ghép cấu hình electron ở trạng thái cơ bản với nguyên tử thích hợp.
Cấu hình electron | Nguyên tử | ||
A. ls2 2s22p5 | B. ls2 2s2 2p4 | C. ls2 2s2 2p6 3s2 3p4 | D. ls2 2s2 2p6 3s2 3p5 |
a. Cl | b. S | c. O | d. F |
Ta có:
Cl(Z= 17): 1s22s22p63s23p5;
S (Z = 16): 1s22s22p63s23p4;
O (Z = 8): 1s2 2s2 2p4;
F (Z = 9): 1s2 2s2 2p5;
Vậy: A-d; B - c; C-b; D-a.
Gọi tên thay thế, tên thông thường (nếu có) và cho biết bậc của các ancol sau:
a) CH3 CH2 CH2 CH2 OH
b) CH3 CH(OH)CH2 CH3
c) (CH3 )3COH
d)(CH3 )2CHCH2 CH2 OH
e) CH2=CH-CH2 OH
g) C6 H5 CH2 OH
Công thức cấu tạo | Tên-gốc chức (gốc chức) | Tên thay thế | Bậc |
CH3 CH2 CH2 CH2 OH | Ancol butylic | Butan -1-ol | I |
CH3 CH(OH)CH2 CH3 | Ancol sec-butylic | Butan-2-ol | II |
(CH3 )3 COH | Ancol ter-butylic | 2-metyl-propan-2-ol | III |
(CH3 )2CHCH2 CH2 OH | Ancol isoamylic | 3-metylbutan-1-ol | I |
CH2=CH-CH2 OH | Ancol alylic | Propen-1-ol | I |
C6 H5 CH2 OH | Ancol benzylic | Phenyl metanol | I |
Câu A. KNO3
Câu B. AgNO3
Câu C. KMnO4
Câu D. KClO3
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet