Bài tập xác định đồng phân amin bậc 1
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Số đồng phân amin bậc 1 của công thức C4H11N là:


Đáp án:
  • Câu A. 8

  • Câu B. 3

  • Câu C. 4 Đáp án đúng

  • Câu D. 2

Giải thích:

Các đồng phân amin bậc 1 của C4H11N là C-C-C-C-NH2; C-C-C(NH2)-C; C-C(CH3)-C-NH2; (CH3)3-C-NH2; Đáp án C

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 33,2 gam hỗn hợp A gồm Fe3O4, Fe(NO3)3, Cu tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,48 mol H2SO4 (loãng) thì thu được khí NO sản phẩm khử duy nhất và dung dịch B chỉ chứa 2 muối sunfat. Cô cạn B thu được m gam muối khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 33,2 gam hỗn hợp A gồm Fe3O4, Fe(NO3)3, Cu tác dụng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,48 mol H2SO4 (loãng) thì thu được khí NO sản phẩm khử duy nhất và dung dịch B chỉ chứa 2 muối sunfat. Cô cạn B thu được m gam muối khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?


Đáp án:

Giải

Gọi số mol: Fe3O4: x mol, Fe(NO3)3: y mol, Cu: z mol

Giả sử muối tạo thành là CuSO4 (z mol), Fe2(SO4)3: 0,5.(3x + y) mol

Ta có: 232x + 242y + 64z = 33,2g (1)

BTNT S => 3.0,5(3x + y) + z = 0,48

→ 4,5x + 1,5y + z = 0,48 (2)

BT e ta có : x + 2z = 3nNO = 3.3y = 9y (BTNT N => nNO = 3y )

→ x - 9y + 2z = 0 (3)

Từ 1,2, 3 => x = 0,06 mol ; y = 0,04 mol ; z = 0,15 mol (Thỏa mãn)

→ m muối = mCuSO4 + mFe2(SO4)3 = 0,15.160 + 0,11.400 = 68 gam

Xem đáp án và giải thích
Khi lấy 14,25g muối clorua của một kim loại chỉ có hóa trị II và một lượng muối nitrat của kim loại đó có số mol bằng số mol muối clorua thì thấy khác nhau 7,95g . Xác định tên kim loại.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi lấy 14,25g muối clorua của một kim loại chỉ có hóa trị II và một lượng muối nitrat của kim loại đó có số mol bằng số mol muối clorua thì thấy khác nhau 7,95g . Xác định tên kim loại.


Đáp án:

Gọi kim loại cần tìm là M, có hóa trị là n

Công thức muối clorua là MCln

Công thức muối nitrat là M(NO3)n. Có số mol là x

Theo bài ra ta có hệ phương trình:

x(M + 71) = 14,25 và x(M + 124) - x(M + 71) = 7,95

=> x = 1,5 và M = 24

=> M: Mg

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết liên quan tới phản ứng hóa học của este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Mệnh đề không đúng là:


Đáp án:
  • Câu A. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng với dung dịch NaOH thu được anđehit và muối

  • Câu B. CH3CH2COOCH=CH2có thể trùng hợp tạo polime

  • Câu C. CH3CH2COOCH=CH2 tác dụng được với dung dịch Br2

  • Câu D. CH3CH2COOCH=CH2 cùng dãy đồng đẳng với CH2=CHCOOCH3

Xem đáp án và giải thích
Các kí hiệu sau cho chúng ta biết những điều gì? a) SKNO3 =31,6g; SKNO3(100oC) =246g; SCuSO4 = 20,7g; SCuSO4(100oC) =75,4g. b)SCO2(20oC,1atm) =1,73g; SCO2(60oC,1 atm) = 0,07g
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Các kí hiệu sau cho chúng ta biết những điều gì?

a) SKNO3 =31,6g; SKNO3(100oC) =246g;

SCuSO4 = 20,7g; SCuSO4(100oC) =75,4g.

b)SCO2(20oC,1atm) =1,73g; SCO2(60oC,1 atm) = 0,07g


Đáp án:

Các kí hiệu cho biết:

a)- Độ tan của KNO3 ở 20oC là 31,6g, ở 100oC là 246g.

- Độ tan của CuSO4 ở 20°C là 20,7g, ở 100°C là 75,4g

b) Độ tan của khí CO2 ở 20oC 1atm là 1,73g ở 60oC 1atm là 0,07g.

Xem đáp án và giải thích
Dẫn không khí bị ô nhiễm đi qua giấy lọc tẩm dung dịch Pb(NO3)2 thấy giấy lọc xuất hiện vết màu đen. Không khí đó đã bị nhiễm bẩn khí nào sau đây?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Dẫn không khí bị ô nhiễm đi qua giấy lọc tẩm dung dịch Pb(NO3)2 thấy giấy lọc xuất hiện vết màu đen. Không khí đó đã bị nhiễm bẩn khí nào sau đây?



Đáp án:
  • Câu A. SO2

  • Câu B. NO2

  • Câu C. Cl2

  • Câu D. H2S

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…