Câu A. Enzin là những chất hầu chết có bản chất protein
Câu B. Cho glyxin tác dụng với HNO2 có khí bay ra
Câu C. Phức đồng – saccarozo có công thức là (C12H21O11)2Cu
Câu D. Tetrapeptit thuộc loại polipeptit Đáp án đúng
Chọn D. A. Đúng, Bản chất của enzim là những chất hầu chết có bản chất protein. B. Đúng, Cho glyxin tác dụng với HNO2 có khí bay ra H2N-CH2-COOH + HONO ---0-5 độ C---> HO -CH2-COOH + N2 + H2O C. Đúng, Phức đồng – saccarozo có công thức là (C12H21O11)2Cu. 2C12H22O11 + Cu(OH)2 → (C12H21O11)2Cu + 2H2O D. Sai, Peptit được chia thành hai loại : * Oligopeptit gồm các peptit gồm các peptit có từ 2 – 10 gốc α – aminoaxit. * Polipeptit gồm các peptit có từ 11 đến 50 gốc α – aminoaxit.
Viết phương trình hoá học của phản ứng thuỷ phân các chất sau trong dung dịch NaOH: 1,2- đicloetan; benzylclorua; antyl bromua; xiclohexyl clorua.
Phương trình phản ứng theo thứ tự các chất:
Cl-CH2-CH2-Cl + 2NaOH → OH-CH2-CH2-OH + 2NaCl
C6H5-CH2-Cl + NaOH → C6H5-CH2-OH + NaCl
CH2=CH-CH2-Br + NaOH → CH2=CH-CH2-OH + NaBr
C6H11-Cl + NaOH → C6H11-OH + NaCl
Phương trình phản ứng theo CTCT:
Muốn pha 400 ml dung dịch CuCl2 0,2M thì khối lượng CuCl2 cần lấy là bao nhiêu?
Đổi: 400ml = 0,4 lít
Số mol chất tan là: nCuCl2 = CM.V = 0,2. 0,4 = 0,08 mol
Khối lượng chất tan là: mCuCl2 = 135.0,08 = 10,8 gam
Bằng phương pháp hoá học phân biệt các muối : Na3PO4, NaCl, NaBr, Na2S, NaNO3. Nêu rõ hiện tượng dùng để phân biệt và viết phương trình hoá học của các phản ứng.
Dùng dung dịch AgNO3 để phân biệt các muối : Na3PO4, NaCl, NaBr. Na2S, NaNO3.
Lấy mỗi muối một ít vào từng ống nghiệm, thêm nước vào mỗi ống và lắc cẩn thận để hoà tan hết muối. Nhỏ dung dịch AgNO3 vào từng ống nghiệm.
- Ở dung dịch nào có kết tủa màu trắng không tan trong axit mạnh, thì đó là dung dịch NaCl :
NaCl + AgNO3 AgCl + NaNO3
(màu trắng)
- Ở dung dịch nào có kết tủa màu vàng nhạt không tan trong axit mạnh, thì đó là dung dịch NaBr :
NaBr + AgNO3 AgBr + NaNO3
(màu vàng nhạt)
- Ở dung dịch nào có kết tủa màu đen, thì đó là dung dịch Na2S :
Na2S + 2AgNO3 Ag2S + 2NaNO3
(màu đen)
- Ở dung dịch nào có kết tủa màu vàng tan trong axit mạnh, thì đó là dung dịch Na3PO4 :
Na3PO4 + 3AgNO3 Na3PO4 + 3NaNO3
(màu vàng)
- Ở dung dịch không có hiện tượng gì là dung dịch NaNO3.
Hãy cho biết người ta lợi dụng yếu tố nào để tăng tốc độ phản ứng trong các trường hợp sau:
a) Dùng không khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang).
b) Nung đá vôi ở nhiệt độ cao để sản xuất vôi sống.
c) Nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clanhke (trong sản xuất xi măng).
a) Dùng không khí nén có nồng độ oxi cao và không khí đã nóng sẵn thổi vào lò cao nên tốc độ phản ứng tăng.
b) Dùng yếu tố nhiệt độ (tăng nhiệt độ).
c) Dùng yếu tố diện tích tiếp xúc (tăng diện tích tiếp xúc của nguyên liệu).
Cho 25,24 gam hỗn hợp gồm Al, Cu, Ag tác dụng vừa đủ với 850 ml dung dịch HNO3 nồng độ 2 mol/lít, thu được dung dịch chứa m gam muối và 5,6 lít hỗn hợp X gồm NO và N2O (ở đktc). Tỉ khối của X so với hidro bằng 16,4. Giá trị của m là:
Giải
Ta có: nX = 5,6 : 22,4 = 0,25 mol
nHNO3 = 0,85 . 2 = 1,7 mol
Ta có : nNO + nN2O = 0,25 (1)
30nNO + 44nN2O = 16,4.2.0,25 = 8,2 (2)
Từ (1), (2) => nNO = 0,2 mol và nN2O = 0,05 mol
Ta thấy đề có kim loại Al chắc chắn tạo ra NH4NO3
Kiểm tra có tạo ra NH4NO3 không?
Giả sử sản phẩm khử chỉ có 2 khí NO và N2O => nHNO3 pư = 4nNO + 10nN2O = 4.0,2 + 10.0,05 = 1,3 < 1,7 => tạo ra muối NH4NO3
Ta có: nHNO3 pư = 4nNO + 10nN2O + 10nNH4NO3
=>nNH4NO3 = (1,7 – 4.0,2 – 10.0,05) : 10 = 0,04 mol
Ta có: nNO3- = ne cho = ne nhận = 3nNO + 8nN2O + 8nNH4NO3 = 3.0,2 + 8.0,05 + 8.0,04 = 1,32 mol
=>m muối = m kim loại + mNO3- + mNH4NO3 = 25,24 + 62.1,32 + 80.0,04 = 110,28g
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet