Cho biết nguyên tử crom có khối lượng 52u, bán kính nguyên tử này bằng 1,28 Å. Khối lượng riêng của nguyên tử crom là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho biết nguyên tử crom có khối lượng 52u, bán kính nguyên tử này bằng 1,28 Å. Khối lượng riêng của nguyên tử crom là bao nhiêu?


Đáp án:

Coi nguyên tử crom là hình cầu, thể tích nguyên tử là

V=(4/3) πr3 = 8,78. 10-24 (cm3)

Vậy khối lượng riêng của nguyên tử là

D = m/V = (52.1,67.10-24)/(8,78. 10-24 ) = 9,89 (g/cm3)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tính khối lượng muối khan
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2 .Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:


Đáp án:
  • Câu A.

    97,98.      

  • Câu B.

    38,34.      

  • Câu C.

    106,38.        

  • Câu D.

    34,08.

Xem đáp án và giải thích
Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Hãy giới thiệu phương pháp hóa học đơn giản để có thể loại được tạp chất. Giải thích việc làm viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Hãy giới thiệu phương pháp hóa học đơn giản để có thể loại được tạp chất. Giải thích việc làm viết phương trình phản ứng dạng phân tử và ion thu gọn.


Đáp án:

Cho một thanh sắt sạch vào dung dịch có phản ứng

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Toàn bộ Cu thoát ra bám trên bề mặt thanh sắt, lấy thanh sắt ra ta còn lại dung dịch chỉ có FeSO4

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Fe + Cu2+→ Fe2++ Cu

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (1) Sự kết tủa của protein bằng nhiệt được gọi là sự đông tụ. (2) Sợi bông và tơ tằm có thể phân biệt bằng cách đốt chúng. (3) Dùng dung dịch HCl có thể tách riêng benzen ra khỏi hỗn hợp gồm benzen và anilin. (4) Glucozơ có vị ngọt hơn fructozơ. (5) Để nhận biết glucozơ và fructozơ có thể dùng dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng. (6) Gạo nếp dẻo hơn gạo tẻ do trong gạo nếp chứa nhiều amilopectin hơn. Số nhận xét đúng là:

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 3

  • Câu C. 5

  • Câu D. 6

Xem đáp án và giải thích
Hợp chất X có công thức phân tử C6H14O6. Chất X có thể được điều chế từ glucozơ. X tác dụng với natri tạo ra hợp chất C6H8Na6O6, tác dụng với đồng(II) hiđroxit tạo ra phức đồng màu xanh lam, tác dụng với anhiđrit axetic tạo ra chất C18H26O12. Hãy cho biết tên và công thức cấu tạo của X
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hợp chất X có công thức phân tử C6H14O6. Chất X có thể được điều chế từ glucozơ. X tác dụng với natri tạo ra hợp chất C6H8Na6O6, tác dụng với đồng(II) hiđroxit tạo ra phức đồng màu xanh lam, tác dụng với anhiđrit axetic tạo ra chất C18H26O12. Hãy cho biết tên và công thức cấu tạo của X



Đáp án:

X là sobitol CH2OH - [CHOH]4 - CH2OH.


Xem đáp án và giải thích
Có 5 ống nghiệm A, B, c, D, E. Mỗi ống có chứa 12,4 gam đồng(II) cacbonat CuCO3. Khi đun nóng, muối này bị phân huỷ dần : CuCO3(r) to→ CuO(r) + CO2 (k) Mỗi ống được nung nóng, đế nguội và cân chất rắn còn lại trong ống nghiệm. Sau đó, thí nghiệm trên lại được lạp lại 3 lần nữa để CuCO3 bị phân huỷ hết. Các kết quả được ghi lại như sau :
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 5 ống nghiệm A, B, c, D, E. Mỗi ống có chứa 12,4 gam đồng(II) cacbonat CuCO3. Khi đun nóng, muối này bị phân huỷ dần :

CuCO3(r) to→ CuO(r) + CO2 (k)

Mỗi ống được nung nóng, đế nguội và cân chất rắn còn lại trong ống nghiệm. Sau đó, thí nghiệm trên lại được lạp lại 3 lần nữa để CuCO3 bị phân huỷ hết. Các kết quả được ghi lại như sau :

a) Hãy dùng những kết quả ở bảng trên để trả lời những câu hỏi sau :

1. Ống nghiệm nào đã bị bỏ quên, không đun nóng ?

2. Ống nghiệm nào có kết quả cuối cùng dự đoán là sai ? Vì sao ?

3. Vì sao khối lượng chất rắn trong ống nghiêm A là không đổi sau lần nung thứ 3 và thứ 4 ?

4. Ống nghiệm nào mà toàn lượng đồng(II) cacbonat đã bị phân huỷ sau lần nung thứ nhất ?

b) Hãy tính toán để chứng minh kết quả thí nghiệm của những ống nghiệm nào là đúng.


Đáp án:

a) 1. Ống nghiệm E (khối lượng CuCO3 không thay đổi).

2. Ống nghiệm C, vì khác với các kết quả của những ống nghiệm A, B, D.

3. Sau lần nụng thứ 3 thì toàn lượng CuCO3 đã bị phân huỷ hết thành CuO.

4. Ống nghiệm D.

b) Phần tính toán :

Theo phương trình hoá học :

124 gam CuCO3 sau khi bị phân huỷ sinh ra 80 gam CuO.

Vậy 12,4 gam CuCO3 sau khi bị phân huỷ sinh ra :

mCuO = 80x12,4/124 = 8g

Thí nghiệm được tiến hành trong các ống nghiệm A, B, D là đúng.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…