Cho một thanh sắt nặng 5,6 gam vào bình đựng dung dịch axit clohiđric loãng, dư thu được dung dịch A và khí bay lên. Cô cạn dung dịch A được m gam muối rắn. Hỏi muối là gì và tìm m?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho một thanh sắt nặng 5,6 gam vào bình đựng dung dịch axit clohiđric loãng, dư thu được dung dịch A và khí bay lên. Cô cạn dung dịch A được m gam muối rắn. Hỏi muối là gì và tìm m?


Đáp án:

Số mol Fe là: nFe = 0,1 mol

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

0,1 → 0,1 (mol)

Cô cạn dung dịch A thu được muối rắn là FeCl2

Khối lượng FeCl2 thu được là:

mFeCl2 = nFeCl2.MFeCl2 = 0,1.127 =12,7gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hãy chỉ ra đúng, sai cho những điều khẳng định sau : Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 proton. Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 nơtron. Chỉ có nguyên tử oxi mới có 8 electron.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy chỉ ra đúng, sai cho những điều khẳng định sau :
Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 proton.
Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 nơtron.
Chỉ có nguyên tử oxi mới có 8 electron.



Đáp án:

Điều khẳng định 2 không đúng (thí dụ đồng vị  cũng có 8 nơtron).

Còn điều khẳng định 1 và 3 đúng.




Xem đáp án và giải thích
Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất. hãy nhận biết các gọi bột màu đen không nhãn: Ag2O,MnO2, FeO, CuO?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất. hãy nhận biết các gọi bột màu đen không nhãn: Ag2O,MnO2, FeO, CuO?


Đáp án:

Đánh số thứ tự các gói hóa chất, trích mỗi gói một ít hóa chất làm mẫu thử.

Dùng HCl đặc, nóng làm thuốc thử

+ Trường hợp tạo dd màu xanh, vậy chất đầu là CuO:

CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

+ Trường hợp tạo dd có màu xanh rất nhạt (có thể không màu), vậy chất đầu là FeO:

FeO + 2HCl → FeCl2 + H2O

+ Trường hợp tạo ra kết tủa màu trắng, thì chất ban đầu là Ag2O

Ag2O + 2HCl → 2AgCl + H2O

+ Trường hợp có khí màu vàng lục thoát ra, mẫu thử là MnO2.

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

Xem đáp án và giải thích
Cho a mol bột kẽm vào dung dịch có hòa tan b mol Fe(NO3)3. Tìm điều kiện liên hệ giữa a và b để sau khi kết thúc phản ứng không có kim loại.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho a mol bột kẽm vào dung dịch có hòa tan b mol Fe(NO3)3. Tìm điều kiện liên hệ giữa a và b để sau khi kết thúc phản ứng không có kim loại.


Đáp án:

Zn (a) + 2Fe(NO3)3 (2a) → Zn(NO3)2 + 2Fe(NO3)2 (1)

Zn + Fe(NO3)→ Zn(NO3)2 + Fe (2)

Từ 2 phương trình trên ta thấy, để sau phản ứng không có kim loại thì Zn phải phản ứng hết ở phản ứng (1), khi đó 2a ≤ b hay b ≥ 2a.

Xem đáp án và giải thích
Bài toán kết tủa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Sục 13,44 lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 1,5M và NaOH 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với 200 ml dung dịch hỗn hợp BaCl2 1,2M và KOH 1,5M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:

Đáp án:
  • Câu A. 39,40 g

  • Câu B. 23,75 g

  • Câu C. 75,25 g

  • Câu D. 59,10 g

Xem đáp án và giải thích
Mô tả sự hình thành các liên kết trong phân tử HCl, C2H4, CO2, N2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Mô tả sự hình thành các liên kết trong phân tử HCl, C2H4, CO2, N2.


Đáp án:

- Phân tử HCl: Obian ls chứa electron độc thân của nguyên tử hiđro xen phủ với obitan 3p chứa electron độc thân của nguyên tử clo, tạo thành một liên kết σ.

- Phân tử C2H4: Trong phân tử etilen (C2H4) mỗi nguyên tử cacbon có sự lai hóa sp2. Các obitan lai hóa tạo một liên kết σ giữa hai nguyên tử cacbon và hai liên kết σ với hai nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử cacbon còn một obitan p không tham gia lai hóa sẽ xen phủ bên với nhau tạo liên kết π. Liên kết giữa hai nguyên tử cacbon là liên kết đôi.

- Phân tử CO2: Phân tử CO2 có dạng đường thẳng, nguyên tử cacbon lai hóa sp. Hai obitan lai hóa chứa electrón độc thân của nguyên tử c xen phủ trục với 2 obitan 2p chứa electrón độc thân của 2 nguyên tử oxi, tạo thành 2 liên kết σ. Hai obitan 2p không lai hóa của nguyên tử cacbon có chứa electron độc thân xen phủ bên với 2 obitan 2p chứa electron độc thân còn lại của 2 nguyên tử oxi, tạo nên 2 liên kết π.

- Phân tử N2: Mỗi nguyên tử nitơ có 3 electron độc thân nằm trên 3 obitan 2p; 2 obitan 2p của hai nguyên tử nitơ xen phủ trục, tạo nên 1 liên kết σ. Các obitan p còn lại xen phủ bên với nhau từng đôi một tạo nến 2 liên kết K. Như vậy, 2 nguyên tử nitơ liên kết với nhau bằng một liên kết σ và 2 liên kết π.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbetokvip
Loading…