Tiến hành thí nghiệm sau: a) Cho bột Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư b) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3 tỷ lệ mol 1: 1 c) Cho Ba(HCO3)2 tác dụng với dung dịch NaOH theo tỷ lệ mol 1:1 d) Cho AlCl3 tác dụng với dung dịch NaOH dư e) Sục khí CO2 đến dư vào dụng dịch Ba(OH)2 g) Cho bột Al dư vào dung dịch HNO3 loãng (phản ứng không thu được chất khí) Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm dung dịch chứa hai muối là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tiến hành thí nghiệm sau:

  1. a) Cho bột Cu vào dung dịch Fe2(SO4)3
  2. b) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3 tỷ lệ mol 1: 1
  3. c) Cho Ba(HCO3)2 tác dụng với dung dịch NaOH theo tỷ lệ mol 1:1
  4. d) Cho AlCl3 tác dụng với dung dịch NaOH dư
  5. e) Sục khí CO2 đến dư vào dụng dịch Ba(OH)2
  6. g) Cho bột Al dư vào dung dịch HNO3 loãng (phản ứng không thu được chất khí)

Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm dung dịch chứa hai muối là


Đáp án:

  1. a) Cu + Fe2(SO4)3 → CuSO4 + 2FeSO4 => CuSO4, FeSO4, Fe2(SO4)3
  2. b) 2KHSO4 + 2NaHCO3 → K2SO4 + Na2SO4 + 2H2O +2CO2 => K2SO4, Na2SO4
  3. c) Ba(HCO3)2 + NaOH → BaCO3 + NaHCO3 + H2O => NaHCO3
  4. d) AlCl3 + 4NaOH → NaAlO2 + 3NaCl + 2H2O => NaAlO2, NaCl
  5. e) CO2 + Ba(OH)2 → Ba(HCO3)2 => Ba(HCO3)2
  6. g) 8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O => Al(NO3)3, NH4NO3

=> Đáp án là 3

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Mô tả sự hình thành các liên kết trong phân tử HCl, C2H4, CO2, N2.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Mô tả sự hình thành các liên kết trong phân tử HCl, C2H4, CO2, N2.


Đáp án:

- Phân tử HCl: Obian ls chứa electron độc thân của nguyên tử hiđro xen phủ với obitan 3p chứa electron độc thân của nguyên tử clo, tạo thành một liên kết σ.

- Phân tử C2H4: Trong phân tử etilen (C2H4) mỗi nguyên tử cacbon có sự lai hóa sp2. Các obitan lai hóa tạo một liên kết σ giữa hai nguyên tử cacbon và hai liên kết σ với hai nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử cacbon còn một obitan p không tham gia lai hóa sẽ xen phủ bên với nhau tạo liên kết π. Liên kết giữa hai nguyên tử cacbon là liên kết đôi.

- Phân tử CO2: Phân tử CO2 có dạng đường thẳng, nguyên tử cacbon lai hóa sp. Hai obitan lai hóa chứa electrón độc thân của nguyên tử c xen phủ trục với 2 obitan 2p chứa electrón độc thân của 2 nguyên tử oxi, tạo thành 2 liên kết σ. Hai obitan 2p không lai hóa của nguyên tử cacbon có chứa electron độc thân xen phủ bên với 2 obitan 2p chứa electron độc thân còn lại của 2 nguyên tử oxi, tạo nên 2 liên kết π.

- Phân tử N2: Mỗi nguyên tử nitơ có 3 electron độc thân nằm trên 3 obitan 2p; 2 obitan 2p của hai nguyên tử nitơ xen phủ trục, tạo nên 1 liên kết σ. Các obitan p còn lại xen phủ bên với nhau từng đôi một tạo nến 2 liên kết K. Như vậy, 2 nguyên tử nitơ liên kết với nhau bằng một liên kết σ và 2 liên kết π.

Xem đáp án và giải thích
Este tạo ancol khi tác dụng với NaOH
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các este: Benzyl fomat(1) vinyl axetat (2) tripanmitin(3) metyl acrylat(4). phenyl axetat(5). Dãy gồm các este đều phản ứng được với dd NaOH (đun nóng) sinh ra ancol là:

Đáp án:
  • Câu A. (1), (2), (3)

  • Câu B. (2), (3), (5)

  • Câu C. (1), (3), (4)

  • Câu D. (3), (4), (5)

Xem đáp án và giải thích
Cho m gam bột Cu vào 200 ml dung dịch AgNO3 0,2M. sau một thời gian thu được 3,12 gam chất rắn X và dung dịch Y. Cho 1,95 gam bột Zn vào dung dịch Y đến phản ứng hoàn toàn thu được 3,45 gam chất rắn Z và dung dịch chỉ chứa 1 muối duy nhất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam bột Cu vào 200 ml dung dịch AgNO3 0,2M. sau một thời gian thu được 3,12 gam chất rắn X và dung dịch Y. Cho 1,95 gam bột Zn vào dung dịch Y đến phản ứng hoàn toàn thu được 3,45 gam chất rắn Z và dung dịch chỉ chứa 1 muối duy nhất. Tìm m?


Đáp án:

Bảo toàn N: nAgNO3 = 0,04mol → nZn(NO3)2 = 0,02 mol

Bảo toàn khối lượng cho kim loại:

m + 0,04. 108 + 1,95 = 3,12 + 3,45 + 0,02.65

→ m = 1,6 gam

Xem đáp án và giải thích
Xác định khối lượng hỗn hợp
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hòa tan hết m gam hỗn hợp FeS2 và Cu2S trong dung dịch HNO3, sau khi các phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X chỉ có 2 chất tan, với tổng khối lượng các chất tan là 72 gam. Giá trị của m là: (Fe=56, Cu=64, O=16, S=32, N=14)


Đáp án:
  • Câu A.

    20g

  • Câu B.

    40g

  • Câu C.

    60g

  • Câu D.

    80g

Xem đáp án và giải thích
Có 3 bình, mỗi bình đựng một dung dịch sau: HCl, H2SO3, H2SO4. Có thể nhận biết dung dịch đựng trong mỗi bình bằng phương pháp hóa học với một thuốc thử nào sau đây: a) Qùy tím. b) Natri hiđroxit. c) Bari hiđroxit. d) Natri oxit e) Cacbon đioxit. Trình bày cách nhận biết sau khi chọn thuốc thử.
- Tự luận
Câu hỏi:

Có 3 bình, mỗi bình đựng một dung dịch sau: HCl, H2SO3, H2SO4. Có thể nhận biết dung dịch đựng trong mỗi bình bằng phương pháp hóa học với một thuốc thử nào sau đây:

a) Qùy tím.

b) Natri hiđroxit.

c) Bari hiđroxit.

d) Natri oxit

e) Cacbon đioxit.

Trình bày cách nhận biết sau khi chọn thuốc thử.


Đáp án:

Chọn thuốc thử Ba(OH)2

Lấy mỗi dung dịch axit một ít cho vào ống nghiệm.

- Cho từng giọt dung dịch Ba(OH)2 và các ống nghiệm chứa các axit đó:

Có kết tủa trắng là ống đựng H2SO3 và H2SO4, đó là kết tủa BaSO3 và BaSO4

⇒ Nhận biết được ống chứa HCl (không có hiện tượng gì)

- Lấy dung dịch HCl vừa nhận biết được cho vào các kết tủa:

Kết tủa tan được và có khí bay ra BaSO3, suy ngược lên ta thấy dung dịch trong ống nghiệm ban đầu là H2SO3

Kết tủa không tan trong axit là BaSO4, suy ngược lên ta thấy dung dịch trong ống nghiệm ban đầu là H2SO4.

Ba(OH)2 + H2SO3 → BaSO3 ↓ + 2H2O

Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2H2O

BaSO3 + 2HCl → BaCl2 + SO2 ↑ + H2O

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…