Tại sao rượu giả có thể gây chết người ?
Để thu được nhiều rượu (rượu etylic) người ta thêm nước vào pha loãng ra những vì vậy rượu nhạt đi người uống không thích. Nên họ pha thêm một ít rượu metylic làm nồng độ rượu tăng lên. Chính rượu metylic gây ngộ độc, nó tác động vào hệ thần kinh và nhãn cầu, làm rối loạn chức năng đồng hóa của cơ thể gây nên sự nhiễm độc.
Cho 8,3 g hỗn hợp bột các kim loại Fe và Al tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 8,4 lít đo ở 136,5oC và 760 mm Hg.
a) Tính thành phần phần trăm các kim loại trong hỗn hợp ban đầu theo số mol và theo khối lượng.
b) Tính tổng số mol electron mà kim loại đã nhường.
a. Ta có nH2 = (8,4.1) : (0,082.409,5) = 0,25 mol
Gọi Al (x mol), Fe (y mol)
=> 27x + 56y = 8,3
BT e ta có: 3x + 2y = 0,25.2 => x = y = 0,1
Thành phần % theo số mol : 50% Al, 50% Fe.
Thành phần % theo khối lượng : 67,47% Fe, 32,53% Al
b) Tổng số mol electron mà kim loại đã nhường là 0,5 mol.
Beri và oxi lần lượt có khối lượng nguyên tử bằng :
mBe = 9,012u; mO=15,999u.
Hãy tính các khối lượng đó ra gam.
mBe=9,012u.1.6605.10-12=14,964.10-24g
mO=15,999u=15,999.1,6605-24=26,566.10-24g
Hãy so sánh nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và độ tan trong nước của anđhit và axit tương úng. Giải thích nguyên nhân dẫn tới sự khác nhau giữa chúng.
- Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt sôi của axit cao hơn anđehit có số C lượng ứng vì axit tạo được liên kết hiđro liên kết phân tử chặt chẽ.
- Axit có độ tan cao hơn anđehit có số C tương ứng vì axit tạo được liên kết hiđro với nước, giúp nó phân tán tốt trong nước.
Trình bày phương pháp hóa học để :
a. Phân biệt metan và etilen.
b. Tách lấy khí metan từ hỗn hợp etilen.
c. Phân biệt hai bình không dán nhãn đựng hexan và hex-1-en.
Viết phương trình hoá học của phản ứng đã dùng.
a. Lần lượt cho metan và etilen đi qua dung dịch nước brom, chất nào làm dung dịch nước brom nhạt màu thì đó là etilen, chất nào không làm dung dịch nước brom nhạt màu thì đó là metan.
CH2=CH2 + Br2 → CH2Br-CH2Br
Br2(dd nâu đỏ); CH2Br-CH2Br (không màu)
CH4 không tác dụng với dung dịch nước brom
b. Cho hỗn hợp khí (CH4 và C2H4) đi qua dung dịch nước brom dư, C2H4 sẽ tác dụng với dung dịch nước brom, khí còn lại ra khỏi bình dung dịch nước brom là CH4.(PTHH như câu a)
c. Tương tự câu a
Lần lượt cho hexan và hex-1-en đi qua dung dịch nước brom, chất nào làm dung dịch nước brom nhạt màu thì đó là hex-1-en, chất nào không làm dung dịch nước brom nhạt màu thì đó là hexan
PTHH:
CH2=CH-[CH2]3-CH3 + Br2 → CH2Br-CHBr-[CH2]3-CH3
Br2(dd nâu đỏ); CH2Br-CHBr-[CH2]3-CH3 (không màu)
Hexan không tác dụng với dung dịch nước brom
Bằng Phương pháp hóa học, hãy phân biệt dung dịch HNO3 và dung dịch H3PO4
Cách 1. Trung hòa hai axit bằng dung dịch NaOH, sau đó dùng dung dịch AgNO3 nhận biết ion PO43- vì tạo kết tủa màu vàng.
3Ag++PO43- → Ag3PO4↓
Cách 2. Cho bột Cu tác dụng với từng axit H3PO4 không tác dụng với Cu, chỉ có HNO3 tác dụng với Cu sinh ra khí không màu hóa nâu ngoài không khí hoặc khí màu nâu.
3Cu + 8HNO3loãng→3Cu(NO3)2 +2NO↑+4H2O
Cu + 4HNO3đặc→Cu(NO3)2+2NO2↑+2H2O
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet