Có 3 ống nghiệm đều chứa dung dịch KMnO4 loãng. Cho vài giọt hexan vào ống nghiệm thứ nhất, vài giọt hex-1-en vào ống nghiệm thứ hai. Lắc đều cả 3 ống nghiệm, để yên thì thu được kết quả như ở hình 6.5.(SGK) a) Ống nghiệm thứ nhất và thứ hai đã chuyển thành ống nghiệm nào ở hình 6.5? b) Giải thích kết quả thí nghiệm và viết phương trình hóa học của phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 3 ống nghiệm đều chứa dung dịch KMnO4 loãng. Cho vài giọt hexan vào ống nghiệm thứ nhất, vài giọt hex-1-en vào ống nghiệm thứ hai. Lắc đều cả 3 ống nghiệm, để yên thì thu được kết quả như ở hình 6.5.(SGK)

a) Ống nghiệm thứ nhất và thứ hai đã chuyển thành ống nghiệm nào ở hình 6.5?

b) Giải thích kết quả thí nghiệm và viết phương trình hóa học của phản ứng.


Đáp án:

a) Ống nghiệm thứ nhất chuyển thành ống nghiệm b vì hexan không tác dụng với KMnO4, không tan trong KMnO4 nên chúng tách thành hai lớp. Ống nghiệm thứ hai chuyển thành ống nghiệm c vì hex-1-en tác dụng với KMnO4, làm mất màu dung dịch KMnO4, tạo ra sản phẩm không tan, tách thành hai lớp.

b) 3CH3-(CH2)3-CH=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O→3CH3-(CH2)3-CHOH-CH2(OH) + 2KOH + 2MnO2.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho phản ứng: ...Cr + ...Sn2+ → Cr3+ + ...Sn a. Khi cân bằng phản ứng trên, hệ số của ion Cr3+ sẽ là: A. 1 B. 2 C. 3 D. 6 b. Pin điện hóa Cr-Cu trong quá trình phóng điện xảy ra phản ứng: 2Cr (r) + 3Cu2+(dd) → 2Cr3+ (dd) + 3Cu (r) Suất điện động chuẩn của pin điện hóa là: A. 0,04 V B. 1,08 V C. 1,25 V D. 2,50 V.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho phản ứng:

...Cr + ...Sn2+ → Cr3+ + ...Sn

a. Khi cân bằng phản ứng trên, hệ số của ion Cr3+ sẽ là:

A. 1

B. 2

C. 3

D. 6

b. Pin điện hóa Cr-Cu trong quá trình phóng điện xảy ra phản ứng:

2Cr (r) + 3Cu2+(dd) → 2Cr3+ (dd) + 3Cu (r)

Suất điện động chuẩn của pin điện hóa là:

A. 0,04 V

B. 1,08 V

C. 1,25 V

D. 2,50 V.


Đáp án:

a. Đáp án B.

2Cr + 3Sn2+ → 2Cr3+ + 3Sn

b. Đáp án B

Epin = Eo(Cu2+/Cu) – Eo(Cr3+/Cr) = 0,34 – (0,74) = 1,08V

Xem đáp án và giải thích
Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 2,464 lít hỗn hợp khí (đktc). Cho hỗn hợp khí này đi qua dung dịch Pb(NO3)2 (dư), thu được 23,9g kết tủa màu đen. a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng đã xảy ra. b) Hỗn hợp khí thu được gồm những khí nào? Thể tích mỗi khí là bao nhiêu (đktc)? c) Tính khối lượng của Fe và FeS có trong hỗn hợp ban đầu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 2,464 lít hỗn hợp khí (đktc). Cho hỗn hợp khí này đi qua dung dịch Pb(NO3)2 (dư), thu được 23,9g kết tủa màu đen.

a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng đã xảy ra.

b) Hỗn hợp khí thu được gồm những khí nào? Thể tích mỗi khí là bao nhiêu (đktc)?

c) Tính khối lượng của Fe và FeS có trong hỗn hợp ban đầu?


Đáp án:

nhh khí = 0,11 mol

nPbS = 0,1 mol

a) Phương trình hóa học của phản ứng:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (1)

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S (2)

H2S + Pb(NO3)2 → PbS + 2HNO3 (3)

b) Hỗn hợp khí thu được là H2 và H2S

Theo pt (3) ⇒ nH2S = nPbS = 0,1 mol

⇒ nH2 = nhh khí - nH2S = 0,11 – 0,1 = 0,01 mol

VH2 = 0,01 x 22,4 = 0,224l.

VH2S = 0,1 x 22,4 = 2,24l.

c) Theo PT (2) ⇒ nFeS = nH2S = 0,1 mol

⇒ mFeS = 0,1 × 88 = 8,8g.

Theo PT (1) nFe = nH2 = 0,01 mol ⇒ mFe = 56 × 0,01 = 0,56g.

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin mạch hở đơn chức, sau phản ứng thu được 5,376 lít CO2; 1,344 lít N2 và 7,56 gam H2O (các thể tích đo ở đktc). Tìm CTPT của amin
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin mạch hở đơn chức, sau phản ứng thu được 5,376 lít CO2; 1,344 lít N2 và 7,56 gam H2O (các thể tích đo ở đktc). Tìm CTPT của amin


Đáp án:

    Đặt X là CxHyN

    nC = nCO2 = 5,376/22,4 = 0,24 mol.

    nH = 2 × nH2O = 2 × 7,56/18 = 0,84 mol.

    nN = 2 × nN2 = 2 × 1,344/22,4 = 0,12 mol.

    Ta có x: y: 1 = 0,24: 0,84: 0,12 = 2: 7: 1

=> C2H7N.

Xem đáp án và giải thích
Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 2 vào nước dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và m gam chất rắn không tan.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp gồm Na và Al có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 2 vào nước dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và m gam chất rắn không tan. Tìm m?


Đáp án:

   Ta có: nH2 = 0,896/22,4 = 0,04 mol

    Gọi: nAl = x mol → nAl = 2x mol

    Phản ứng:

   Sau các phản ứng còn m(g) chất rắn không tan, đó là khối lượng của Al dư.

    Theo phản ứng (1), (2)

  → mAl ban đầu = 2x = 0,2.2 = 0,4 mol

    Mà: nAl phản ứng = nNaOH = x = 0,2 mol → nAl dư = 0,4 - 0,2 = 0,2 mol

    → mAl = 0,2.27 = 5,4 (g)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Cho 50 ml dung dịch glucozo chưa rõ nồng độ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 2,16 gam Ag kết tủa. Tính nồng độ mol / lít của dung dịch glucozo đã dùng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 50 ml dung dịch glucozo chưa rõ nồng độ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 2,16 gam Ag kết tủa. Tính nồng độ mol / lít của dung dịch glucozo đã dùng.


Đáp án:

RCHO + Ag2O -AgNO3/NH3, to→ RCOOH + 2Ag

Ta có: nAg = 2,16/108 = 0,02(mol)

Từ (1) ⇒ nglucozo = 0,01(mol) ⇒ CM(glucozo) = 0,01/0,05 = 0,2M

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…