Cho 6,24 gam hỗn hợp X gồm Cu và Ag phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư, thu được 2,24 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
Giải
Cách 1
Ta có nNO2 = 2,24 : 22,4 = 0,1 mol
64nCu + 108nAg = 6,24 (1)
BT e ta có 2nCu + nAg = nNO2 => 2nCu + nAg = 0,1 (2)
Từ (1), (2) => nCu = 0,03 mol và nAg = 0,04 mol
=> m muối = mCu(NO3)2 + mAgNO3 = 0,03.188 + 0,04.170 = 12,44 gam
=> Đáp án D
Cách 2:
m muối = m KLpư + mNO3- = 6,24 + 62.0,1 = 12,44 gam
Dẫn khí CO dư đi qua ống sứ đựng 32 gam Fe2O3 nung nóng, cho toàn bộ hỗn hợp khí thu được tác dụng với nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, giá trị của m là
n Fe2O3 = 0,2 mol => nCO2 = nO=0,6 mol
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
0,6 → 0,6 => mCaCO3 = 60 gam
Muốn dập tắt ngọn lửa trên người hoặc ngọn lửa do xăng dầu cháy, người ta thường trùm vải dày hoặc phủ cát lên ngọn lửa, mà không dùng nước. Giải thích vì sao?
Không dùng nước là vì xăng dầu không tan trong nước, có thể làm cho đám cháy lan rộng. Thường trùm vải dày hoặc phủ lớp cát lên ngọn lửa để cách li ngọn lửa và không khí - đó là một trong hai điều kiện dập tắt đám cháy.
Hỗn hợp khí A gồm có O2 và O3, tỉ khối của hỗn hợp khí A đối với hiđro là 19,2. Hỗn hợp khí B gồm có H2 và CO, tỉ khối của hỗn hợp khí B đốí với hiđro là 3,6.
a) Tính thành phần phần trăm theo thể tích các khí trong hỗn hợp A và hỗn hợp B.
b) Tính số mol hỗn hợp khí A cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1 mol hỗn hợp khí B. Các thể tích khí được đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.
a) Đặt số mol O2 và O3 trong hỗn hợp A lần lượt là a mol và b mol.
Xét 1 mol hỗn hợp A => a + b = 1 (∗)
Theo đề bài ta có: MA = (32a + 48b)/(a + b) = 192,2.2 = 38,4 (**)
Giải hệ (∗) và (∗∗) ta được a = 0,6; b = 0,4 => %VO2=60%; %VO3=40%.
Giải tương tự ta tính được hỗn hợp B: %VH2=80%; %VCO=20%
b) Các phản ứng xảy ra:
2H2 + O2 → 2H2O (1)
2CO +O2 → 2CO2 (2)
3H2 + O3 → 3H2O (3)
3CO + O3 → 3CO2 (4)
Đặt số mol của A cần dùng để đốt cháy 1 mol B là x mol
nO2 = 0,6x & nO3 = 0,4x
Trong 1 mol hỗn hợp B: nH2 = 0,8 & nCO = 0,2
Từ (1), (2), (3) và (4): nH2 pu = nH2O tạo thành = 0,8 mol & nCO pu = nCO2 tạo thành =0,2 mol
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mA + mB = mCO2 + mH2O = 0,8.18 + 0,2.44 = 23,2 g
mB = 0,8.2 + 0,2.28 = 7,2 g
⇒ mA = 23,2 - 7,2 = 16g = 32.0,6x + 48.0,4x ⇒ x = 5/12 ≈ 0,416 (mol)
Câu A. fructozơ, anđehit axetic, amilopectin, xenlulozơ.
Câu B. Đivinyl, glucozơ, metyl fomat, amilozơ.
Câu C. glucozơ, metyl fomat, saccarozơ, anđehit axetic.
Câu D. vinylaxetilen, glucozơ, metyl fomiat, axetanđehit.
Khi nung nóng kali pemanganat (KMnO4) tạo thành Kali manganat (K2MnO4), mangan đioxit (MnO2) và khí oxi.
a. Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng
b. Tính khối lượng kali pemanganat cần lấy để điều chế được 33,6 lít khí oxi (đktc).
a. Phương trình hóa học:
2KMnO4 --t0--> K2MnO4 + MnO2 + O2↑
b. nO2 = 0,15 mol
2KMnO4 --t0--> K2MnO4 + MnO2 + O2↑
0,3 ← 0,15 (mol)
Theo phương trình: nKMnO4 = 2nO2 = 0,3 mol
mKMnO4 = 0,3.158 = 47,4 gam.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbetokvip