Câu A. Hàm lượng cacbon trong thép ít hơn trong gang.
Câu B. Nhôm là kim loại màu trắng, dẫn nhiệt tốt.
Câu C. Quặng hematit có thành phần chính là Fe2O3.
Câu D. Sắt(II) hiđroxit là chất rắn, màu đỏ, không tan trong nước. Đáp án đúng
Đáp án D. - Nội dung đúng: + Hàm lượng cacbon trong thép ít hơn trong gang. + Nhôm là kim loại màu trắng, dẫn nhiệt tốt. + Quặng hematit có thành phần chính là Fe2O3. Sắt(II) hiđroxit là chất rắn, kết tủa màu trắng hơi xanh nên D sai.
Hệ cân bằng sau xảy ra trong một bình kín:
CaCO3 (r) → CaO(r) + CO2 (k), ΔH > 0
Điều gì xảy ra nếu thực hiện một trong những biến đổi sau?
a) Tăng dung dịch của bình phản ứng.
b) Thêm CaCO3 vào bình phản ứng.
c) Lấy bớt CaO khỏi bình phản ứng.
d) Thêm ít giọt NaOH vào bình phản ứng.
e) Tăng nhiệt độ.
Điều sẽ xảy ra nếu:
a)Tăng dung tích của bình phản ứng lên ⇒ áp suất giảm ⇒ cân bằng dịch chuyển theo chiều làm tăng áp suất (tăng số mol phân tử khí) ⇒ cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
b)Thêm CaCO3 vào bình phản ứng: cân bằng không chuyển dịch do chất rắn không làm ảnh hưởng tới cân bằng.
c)Lấy bớt CaO khỏi bình phản ứng: cân bằng không chuyển dịch do chất rắn không làm ảnh hưởng tới cân bằng.
d)Thêm ít giọt NaOH vào bình phản ứng: NaOH phản ứng với CO2 ⇒ lượng CO2 giảm ⇒cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng lượng CO2 ⇒ cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
e)Tăng nhiệt độ: cân bằng chuyển dịch theo chiều thu nhiệt ⇒ Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.
Xà phòng hóa 36,4 kg một chất béo có chỉ số axit bằng 4 thì cần dùng vừa đúng 7,366 kg KOH. Nếu hiệu suất của các phản ứng đều đạt là 100% thì khối lượng của xà phòng thu được là
3KOH +(RCOO)3C3H5 → 3RCOOK + C3H5(OH)3 (1)
KOH + R'COOH → R'COOK + H2O (2)
nKOH (2) = (4/35).10-3. 36,4.10-3 = 2,6 mol
⇒ nKOH (1) = (7,366.10-3)/56 - 2,6
BTKL: mKOH + mCB = mxà phòng + mC3H5(OH)3 + mH2O
⇔ 7,366 + 36,4 = mxà phòng + (nKOH (1). 1/3. 92 + nKOH (2).18).10-3 (kg)
⇔ mxà phòng = 39,765 kg
Câu A. Dung dịch H2SO4 đậm đặc.
Câu B. Na2SO3 khan.
Câu C. CaO.
Câu D. Dung dịch NaOH đặc.
Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở. Đun 20,6 gam X với dung dịch NaOH đủ, thu được 20,5 gam một muối cacboxylat Y và 10,1 gam hỗn hợp Z gồm hai ancol là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 10,1 gam Z, thu được 8,96 lít (đktc) CO2. Tính thành phần phần trăm về khối lượng của chất có khối lượng phân tử nhỏ hơn trong X?
Nhận thấy X thuỷ phân trong NaOH tạo muối và ancol → X là este
Bảo toàn khối lượng → mNaOH = 20,5 + 10,1 - 20,6 = 10 gam → nNaOH = 0,25 mol
→ nmuối = 0,25 mol → Mmuối = 82 ( CH3COONa)
Có nancol = 0,25 mol → Mancol = 40,4
→ hai ancol là CH3OH: x mol và C2H5OH: y mol
Ta có: x + y = 0,25 và x + 2y = 0,4
=> x = 0,1 và y = 0,15
X gồm CH3COOCH3: 0,1 mol và CH3COOC2H5: 0,15
% CH3COOCH3 = [(0,1.74)/20,6]. 100% = 35,92%
Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí và làm giấy quì tím ẩm chuyển thành màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước Brom. Cô cạn Z thu m gam muối khan. Giá trị m là?
X tác dụng NaOH tạo khí Y nên X: R1COOH3NR2
Dung dịch Z làm mất màu nước Brom nên R1 có liên kết đôi C=C, suy ra R1 ≥ 27 (1)
Khí Y làm giấy quỳ tím ẩm hóa xanh nên Y: R2NH2 và MY > 29 =>R2 + 16 > 29
⇒ R2 >13 (2)
Ta có: MX = R1 + R2 + 67 = 103 suy ra R1 + R2 = 42 (3)
Từ (1), (2), (3) R1= 27: CH2=CH- và R2 = 15: CH3-
CH2=CH-COOH3NCH3 + NaOH → CH2=CH-COONa + CH3NH2 + H2O
0,1mol → 0,1 mol
Giá trị m = 0,1.94 = 9,4 gam
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB