Điện phân 100ml dung dịch A chứa Cu2+, Na+; H+; SO42- có pH = 1, điện cực trơ. Sau một thời gian điện phân, rút điện cực ra khỏi dung dịch, thấy khối lượng dung dịch giảm 0,64 gam và dung dịch có màu xanh nhạt, thể tích dung dịch không đổi. Tính nồng độ H+ có trong dung dịch sau khi điện phân.
Dung dịch sau có màu xanh nhạt nghĩa là vẫn còn ít ion đồng → H+ chưa bị điện phân.
Gọi số mol Cu2+ điện phân là a (mol) còn số mol O2 tạo ra ở anot là b (mol).
Bảo toàn e suy ra: a = 2b
Khối lượng dung dịch giảm gồm khối lượng Cu và khối lượng khí oxi sinh ra nên:
64a + 32b = 0,64
Từ hai phương trình trên suy ra: b = 0,004 (mol); a =0,008 (mol).
nH+ lúc sau = nH+ ban đầu + nH+ tạo ra = 0,01 + 0,016 = 0,026 (mol)
⇒ CM = 0,0026:(100/1000) = 0,26M
Đốt cháy hoàn toàn 10,4 gam hợp chất hữu cơ X thu được sản phẩm chỉ có CO2 và H2O. Dẫn sản phẩm chạy lần lượt qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2 dư . Sau thí nghiệm , khối lượng bình (1) tăng 3,6 gam, ở bình (2) có 30 gam kết tủa. khi hóa hơi 2,6 gam X, thu được thể tích bằng với thể tích của 0,7 gam N2 đo cùng nhiệt độ , áp suất. Công thức của phân tử X là?
Đặt CTPT của X là CxHyOz
nX = nN2 = 0,025 mol ⇒ MX = 2,6/0,025 = 104
nCO2 = nCaCO3 = 0,3 mol
nH2O = 0,2 mol
nX = 0,1 mol
Bảo toàn nguyên tố C: 0,1.x = 0,3 ⇒ x = 3
Bảo toàn nguyên tố H: 0,1.y = 0,2.2 ⇒ y = 4
12.3 + 4.1 + 16z = 104 ⇒ z = 4 ⇒ CTPT: C3H4O4
Đốt cháy hoàn toàn 10,26 gam một cacbohiđrat X thu được 8,064 lít CO2 (ở đktc) và 5,94 gam H2O. X có M < 400 và có khả năng phản ứng tráng gương. Tìm X?
nCO2 = 0,36 mol; nH2O = 0,33 mol
Bảo toàn khối lượng ⇒ mO = 10,26 - 12nCO2 - 2nH2O = 5,28 g ⇒ nO = 0,33 mol
⇒ X có công thức đơn giản nhất là C6H11O6 . Vì MX < 400 ⇒ X là C12H22O11
X có phản ứng tráng gương ⇒ X là mantozo
Người ta luyện gang từ quặng Fe3O4 trong lò cao.
a. Viết các phương trình hóa học cho các phản ứng xảy ra.
b. Tính lượng quặng chứa 92,8% Fe3O4 để có 10,0 tấn gang chứa 4% C và một số tạp chất. Giả thiết hiệu suất của quá trình là 87,5%.
a)
Fe3O4 + CO --t0--> 3FeO + CO2
FeO + CO -t0-> Fe + CO2
b)
Phản ứng tổng hợp
Trong 10 tấn gang có 96% Fe có 9,6 tấn sắt
Theo pt : cứ 232 gam Fe3O4 tạo ra 3.56 = 168 gam Fe
Vậy để có 9,6 tấn Fe cần lượng Fe3O4 là : 9,6 x 232 : 168 = 13,257 tấn
Hiệu suất phản ứng là 87,5% nên lượng Fe3O4 cần lấy là :
13,257 x 100 : 87,5 = 15,151 tấn
Mà Fe3O4 chỉ chiếm 92,8% khối lượng quặng nên khối lượng quặng cần lấy là:
15,151 x 100 : 92,8 = 16,326 tấn
Thực hiện tổng hợp tetrapeptit từ 3,0 mol glyxin; 4,0 mol alanin và 6,0 mol valin. Biết phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính khối lượng tetrapeptit thu được
4Aminoaxit → tetrapeptit + 3H2O
Đốt cháy hoàn toàn V lít hơi một amin X (no, mạch hở, đơn chức, bậc 3) bằng O2 vừa đủ thì thu được 12V lít hỗn hợp khí và hơi gồm CO2, H2O và N2. Các thể tích khí đều đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất. Số đồng phân cấu tạo thỏa mãn các điều kiện trên của X là
Amin cần tìm có dạng CnH2n+3N, khi cháy:
CnH2n+3N + O2 → nCO2 + (n + 1,5)H2O + 0,5N2
=> 12V = (n + n + 1,5 + 0,5)V => n = 5
Amin là C5H13N có 8 đồng phân cấu tạo
(CH3)2N-CH2-CH2-CH3
(CH3)2N-CH(CH3)2
(C2H5)2N-CH3
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet