X và Y lần lượt là các tripeptit và tetrapeptit được tạo thành từ cùng một amino axit (amino axit có một nhóm -COOH và một nhóm -NH2). Đốt cháy hoàn toàn một lượng X thu được 26,4 gam CO2 và 3,36 lit N2 (đktc). Cho 0,2 mol Y tác dụng với dd NaOH dư thu được m gam muối. Tìm m?
Đốt X3 hay đốt X1 đều thu 0,6 mol CO2 và 0,15 mol N2
⇒ số Cα-amino axit = 0,6: 0,3 = 2 là Glyxin.
⇒ Thủy phân 0,2 mol Y4 ⇒ 0,8 mol Y1 cần 0,8 mol NaOH thu 0,8 mol muối C2H4NO2Na
⇒ m = 0,8.(75 + 22) = 77,6 gam.
Hợp chất A có công thức phân tử C4H6Cl2O2. Cho 0,1 mol A tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,3 mol NaOH, thu được dung dịch hỗn hợp trong đó có 2 chất hữu cơ gồm ancol etylic và chất hữu cơ X, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là :
Câu A. 9,60g
Câu B. 23,1g
Câu C. 11,4g
Câu D. 21,3g
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp H gồm CH5N (3a mol); C3H9N (2a mol) và este có công thức phân tử là C4H6O2, thu được 33,44 gam CO2 và 17,28 gam H2O. Phần trăm số mol của C4H6O2 có trong hỗn hợp là
Giải
Ta có: n CO2 = 0,76 mol; n H2O = 0,96 mol, n C4H6O2 = b mol
BTNT C, H ta có: 3a + 2a.3 +4b =0,76
3a.5 + 2a.9 + 6b =0,96.2
→ a=0,04 (mol); b =0,1 (mol)
→ %nC4H6O2 = (0,1.100)/(0,1 + 0,04.5) = 33,33%
Một học sinh làm thí nghiệm như sau:
(1). Cho dung dịch axit HCl tác dụng với đinh Fe sạch.
(2). Đun sôi nước.
(3).Đốt một mẫu cacbon.
Hỏi:
a) Trong những thí nghiệm nào có sản phẩm mới xuất hiện, chat đó là chất gì?
b) Trong thí nghiệm nào có sự biểu hiện của thay đổi trạng thái?
c) Trong thí nghiệm nào có sự tiêu oxi?
a) Sản phẩm mới xuất hiện ở thí nghiệm 1 đó là FeCl2 và H2.
Và ở thí nghiệm 3 đó là CO2.
TN1: Fe + HCl → FeCl2 + H2
TN3: C + O2 → CO2
b) Đó là TN2, nước chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.
c) Đó là TN3 do sự cháy xảy ra.
Cho hỗn hợp gồm hai amino axit no X và Y, X chứa hai nhóm axit, một nhóm amino, Y chứa một nhóm axit, một nhóm amino, . Đốt 1 mol X hoặc 1 mol Y thì số mol thu được nhỏ hơn 6. Công thức cấu tạo của X và Y có thể là:
Gọi CTTQ của Y là H2NCnH2n-1(COOH)2 (n ≥ 2)
CTTQ của Z là H2NCmH2mCOOH (m ≥ 1)
H2NCnH2n-1(COOH)2 ----> (n + 2)CO2
=> n + 2 < 6
=> n < 4 mà n >=2
=> n = 2,3
+ Với n = 2: Y là H2NC2H3(COOH)2; Mγ = 133.
MY/MZ= 1,96 => MZ = 133 : 1,96 = 67
=> 14m + 61 = 67
=> m < 1 (loại)
+ Với n = 3: Y là H2NC3H5(COOH)2; Mγ = 147.
MY/MZ = 1,96 => MZ = 147 : 1,96 = 75
14m + 61 = 75 => m = 1
Vậy Z là: H2NCH2COOH.
Đốt cháy hoàn toàn m1 gam khí etilen (C2H4) cần 7,392 lít khí oxi (đktc), thu được m2 gam khí CO2 và m3 gam khí H2O. Tính m1 + m2 + m3.
Số mol khí O2 là: nO2 = 0,33 mol
PTHH: C2H4 + 3O2 --t0--> 2CO2 ↑+ 2H2O
0,11 ....... 0,33 (mol)
m1 = mC2H4 = 0,11.(12.2+4) = 3,08 g
mO2 = 0,33.32 = 10,56g
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mC2H4 + mO2 = mCO2 + mH2O
=> mCO2 + mH2O = 3,08 + 10,56 = 13,64 hay m2 + m3 = 13,64 g
Vậy m1 + m2 + m3 = mC2H4 + mCO2 + mH2O = 3,08+13,64 = 16,72 gam.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB