Axit clohiđric có thể tham gia vào phản ứng oxi hóa-khử và đóng vai trò: a) Chất oxi hóa; b) Chất khử. Với mỗi trường hợp đó, hãy nêu ra hai ví dụ để minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Axit clohiđric có thể tham gia vào phản ứng oxi hóa-khử và đóng vai trò:

a) Chất oxi hóa;

b) Chất khử.

Với mỗi trường hợp đó, hãy nêu ra hai ví dụ để minh họa.


Đáp án:

a) Axit HCl là chất oxi hóa:

2HCl + Zn → ZnCl2 + H2

2HCl + Fe → FeCl2 + H2

b) Axit HCl là chất khử:

4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O

2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2 O.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nêu nguyên tắc chung để luyện quặng thành gang. Viết các phương trình hoá học trong quá trình luyện quặng thành gang và luyện gang thành thép.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu nguyên tắc chung để luyện quặng thành gang. Viết các phương trình hoá học trong quá trình luyện quặng thành gang và luyện gang thành thép.


Đáp án:

Nguyên tắc chung để sản xuất gang : Khử sắt trong oxit bằng co ở nhiệt độ cao. Trong lò cao, sắt có hoá trị cao bị khử dần đến sắt có hoá trị thấp theo sơ đồ :

Fe2O3 → Fe3O4 → FeO → Fe

Người ta nạp nguyên liệu vào lò cao thành từng lớp than cốc và lớp quặng (và chất chảy) xen kẽ nhau. Không khí nóng được đưa vào từ phía trên nồi lò đi lên.

Những phản ứng hoá học xảy ra trong quá trình luyện quặng thành gang.

- Phản ứng tạo chất khử co : Không khí nóng được nén vào lò cao, đốt cháy hoàn toàn than cốc : C + O2 → CO2

Khí CO2 đi lên trên, gặp than cốc, bị khử thành CO :

CO2 + C → 2CO

- CO khử sắt trong oxit sắt

3Fe2O3 + CO → 2Fe3O4 + CO2

Fe3O4 + CO → 3FeO + CO2

FeO + CO → Fe + CO2

Sắt nóng chảy hoà tan một phần C, Si, P và S tạo thành gang.

Những phản ứng hoá học xảy ra trong quá trình luyện gang thành thép sẽ Không khí giàu oxi hoặc oxi sẽ oxi hoá lần lượt các tạp chất trong gang nóng chảy,

Trước hết, silic và mangan bị oxi hoá :

Si + O2 → SiO2 ; 2Mn + O2 → 2MnO.

Tiếp đến cacbon, lun huỳnh bị oxi hoá :

2C + O2 → 2CO ; S + O2 → SO2.

Sau đó photpho bị oxi hoá : 4P + 5O2 → 2P2O5

Sau khi các tạp chất trong gang bị oxi hoá hết, sẽ có một phần sắt bị oxi hoá :

2Fe + O2 → 2FeO

Trước khi kết thúc quá trình luyện gang thành thép, cần thêm vào lò một lượng gang giàu mangan nhằm 2 mục đích sau:

- Mn khử sắt(II) trong FeO thành sắt : Mn + FeO → Fe + MnO.

- Gia tăng một lượng nhất định cacbon trong sắt nóng chảy để được loại thép có hàm lượng cacbon như ý muốn.

Xem đáp án và giải thích
Carbohidrat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm xenlulozơ, tinh bột, glucozơ và sacarozơ cần 2,52lít O2 (đktc), thu được 1,8 gam nước. Giá trị của m là

Đáp án:
  • Câu A. 3,06

  • Câu B. 5,25

  • Câu C. 3,15

  • Câu D. 6,02

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam hợp chất hữu cơ X ( C, H, O ). Dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau thí nghiệm, khối lượng bình (1) tăng 3,6 gam, ở bình (2) có 20 gam kết tủa. Tỉ khối của X đối với hiđro là 30. Xác định công thức của phân tử X.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam hợp chất hữu cơ X ( C, H, O ). Dẫn sản phẩm cháy lần lượt qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2 dư. Sau thí nghiệm, khối lượng bình (1) tăng 3,6 gam, ở bình (2) có 20 gam kết tủa. Tỉ khối của X đối với hiđro là 30. Xác định công thức của phân tử X.


Đáp án:

Đặt CTPT của X là CxHyOz

MX = 30.2 = 60 ;

nX = 0,1 mol

Bảo toàn nguyên tố C: 0,1.x = 0,2 → x = 2

Bảo toàn nguyên tố H: 0,1y = 2.0,2 → y = 4

12.4 + 4.1 + 16z = 60 → z = 2 → CTPT: C2H4O2

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phát biểu sau: (1) Sự kết tủa của protein bằng nhiệt được gọi là sự đông tụ. (2) Sợi bông và tơ tằm có thể phân biệt bằng cách đốt chúng. (3) Dùng dung dịch HCl có thể tách riêng benzen ra khỏi hỗn hợp gồm benzen và anilin. (4) Glucozơ có vị ngọt hơn fructozơ. (5) Để nhận biết glucozơ và fructozơ có thể dùng dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng. (6) Gạo nếp dẻo hơn gạo tẻ do trong gạo nếp chứa nhiều amilopectin hơn. Số nhận xét đúng là:

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 3

  • Câu C. 5

  • Câu D. 6

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phát biểu nào sau đây là đúng?

Đáp án:
  • Câu A. Propan-2-amin là amin bậc 1.

  • Câu B. HOOC-[CH2]2-CH(NH2)-COOH có tên bán hệ thống là axit α-aminoglutamic.

  • Câu C. (CH3)2CH-NH-CH3 có tên thay thế là N-meyl-propan-2-amin.

  • Câu D. Triolein có công thức phân tử là C57H106O6.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…