Cho hỗn hợp Al và Fe tác dụng với hỗn hợp dung dịch chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 thu được dung dịch B và chất rắn D gồm 3 kim loại. Cho D tác dụng với dung dịch HCl dư, thấy có khí bay lên. Thành phần chất rắn D là gì?
Al là kim loại mạnh nhất nên Al sẽ phản ứng đầu tiên → Al sẽ bị hòa tan hết → 3 kim loại thu được là Ag, Cu và Fe dư.
Hãy cho biết số electron tối đa:
a) Trong các lớp K, N, M.
b) Trong các phân lớp s, p, d, f.
a) Số e tối đa trong 1 lớp được tính theo công thức 2n3
+ Lớp K có n = 1 → số e tối đa 2.12 = 2
+ Lớp N có n = 4 → số e tối đa là 2.42=43
+ Lớp M có n 3 → số e tối đa là 2.32=18
b) Trong phân lớp s có 1 obitan → số electron tối đa là 2
Trong phân lớp p có 3 obitan → số electron tối đa là 6
Trong phân lớp d có 5 obitan → Số electron tối đa là 10
Trong phân lớp f có 7 obitan → số electron tối đa là 14
Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol KOH, thu được dung dịch chứa 39,8 gam hỗn hợp muối. Tìm a?
nSO2 = 0,3 (mol)
Gọi số mol KHSO3: x mol; K2SO3: y mol
⇒ x + y = 0,3 (1)
120x + 158y = 39,8 (2)
⇒ x = 0,2; y = 0,1
⇒ nKOH = x + 2y = 0,4 (mol) (bảo toàn K)
Xác định hóa trị của Ca, Na,Fe, Cu,Al trong các hidroxit sau đây:
Ca(OH)2, NaOH, Fe(OH)3, Cu(OH)2, Al(OH)3
Ca(OH)2: Ca có hóa trị II;
Cu(OH)2 : Cu có hóa trị II;
NaOH: Na có hóa trị I;
Al(OH)3: Al có hóa trị III;
Fe(OH)3: Fe có hóa trị III.
Trong một nhà máy sản xuất rượu, người ta dùng nguyên liệu là mùn cưa chứa 50% xenlulozo để sản xuất ancol etylic, biết hiệu suất toàn bộ quá trình là 70%. Để sản xuất 10.000 lít cồn 96o thì khối lượng mùn cưa cần dùng là bao nhiều? Biết khối lượng riêng của ancol etylic là 0,8 gam/cm3.
(C6H10O5)n + nH2O -H+→ nC6H12O6
C6H12O6 -enzim→ 2C2H5OH + 2CO2
Vancol etylic = 9600 lít ⇒ mancoletylic = 7680 kg thì cần (7680/92). 162 kg xenlulozo tinh khiết.
Vậy khối lượng mùn cưa cần dùng là:
Hỗn hợp X gồm Cu và Fe trong đó Cu chiếm 43,24% khối lượng. Cho 14,8 gam X tác dụng với dung dịch HCl thấy có V lít khí (đktc) bay ra. Giá trị của V?
%Fe = 100% - 43,24% = 56,76%
Khối lượng của Fe là mFe = 14,8 x 56,76 / 100 = 8,4 (g)→ nFe = 8,4 / 56 = 0,15 (mol)
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Thể tích khí H2: VH2 = 0,15 x 22,4 = 3,36 (lit)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB