Oxit tác dụng với axit HCl
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Oxit nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl sinh ra hỗn hợp muối?

Đáp án:
  • Câu A. Al2O3.

  • Câu B. Fe3O4. Đáp án đúng

  • Câu C. CaO.

  • Câu D. Na2O.

Giải thích:

Hướng dẫn giải + A chỉ thu được một muối AlCl3: Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O. + B thu được hỗn hợp hai muối FeCl2 và FeCl3: Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O. + C chỉ thu được một muối CaCl2: CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O. + D chỉ thu được một muối NaCl: Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O. → Đáp án B.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Một hỗn hợp bột gồm Al, Fe, Cu. Hãy trình bày một phương pháp hóa học để tách từng kim loại ra khỏi hỗn hợp đó. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một hỗn hợp bột gồm Al, Fe, Cu. Hãy trình bày một phương pháp hóa học để tách từng kim loại ra khỏi hỗn hợp đó. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng.


Đáp án:

Cho dung dịch NaOH dư vào hỗn hợp 3 kim loại thu được hai phần:

Phần dung dịch là NaAlO2 và NaOH dư.

Phần chất rắn là Cu và Fe

Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2 H2

Lấy phần dung dịch dẫn CO2 đến dư thu được kết tủa Al(OH)3. Lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu chất rắn Al2O3. Điện phân nóng chảy Al2O3 ta được Al.

NaAlO2 + CO2 + H2O → NaHCO3 + Al(OH)3

CO2 + NaOH → NaHCO3

CO2 + 2NaOH → Na2CO3

2Al(OH)3 →t o Al2O3 + 3H2O

2Al2O3 --đpnc--> 4Al + 3O2

Phần chất rắn gồm Cu và Fe đem hòa tan trong HCl dư, thu được dung dịch là FeCl2 còn phần chất rắn là Cu. Điện phân dung dịch thu được ta được Fe.

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

FeCl2 --đpdd--> Fe + Cl2

Xem đáp án và giải thích
Đồng phân Este
- Trắc nghiệm
Câu hỏi: Đun nóng 8,55 gam este X với dung dịch KOH vừa đủ, thu được ancol Y và 9,30 gam muối. Số đồng phân của X thỏa mãn là.

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 2

  • Câu C. 5

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về cấu tạo của chất béo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Loại dầu nào sau đây không phải là este của axit béo và glixerol?


Đáp án:
  • Câu A. Dầu luyn

  • Câu B. Dầu lạc (đậu phộng)

  • Câu C. Dầu dừa

  • Câu D. Dầu vừng (mè)

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan m g hỗn hợp gồm FeO và Fe3O4 vừa đủ vào dung dịch HCl 1,2l dung dịch HCl 1M. Cô cạn thu được 70,6g muối khan. Giá trị m là?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan m g hỗn hợp gồm FeO và Fe3O4 vừa đủ vào dung dịch HCl 1,2l dung dịch HCl 1M. Cô cạn thu được 70,6g muối khan. Giá trị m là?


Đáp án:

Hỗn hợp (FeO, Fe3O4 ) + HCl → hỗn hợp muối (FeCl2, FeCl3)

nHCl = 1,2 mol

Áp dụng tăng giảm khối lượng và bảo toàn điện tích

=> mtăng = 1,2. (35,5 - 16/2) = 33g

=> m = 70,6 – 33 = 37,6 g

Xem đáp án và giải thích
Viết cấu hình electron nguyên tử của lưu huỳnh S (Z = 16). Để đạt được cấu hình electron của khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn, nguyên tử lưu huỳnh nhận hay nhường bao nhiêu electron? Lưu huỳnh thể hiện tính chất kim loại hay phi kim?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết cấu hình electron nguyên tử của lưu huỳnh S (Z = 16). Để đạt được cấu hình electron của khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn, nguyên tử lưu huỳnh nhận hay nhường bao nhiêu electron? Lưu huỳnh thể hiện tính chất kim loại hay phi kim?


Đáp án:

Cấu hình electron của nguyên tử S (Z = 16): 1s22s22p63s23p4. Để đạt cấu hình electron của khí hiếm gần nhất (Ar) trong Bảng tuần hoàn nguyên tử S nhận 2 electron để đạt 8e ở lớp ngoài cùng. S có tính phi kim.

S + 2e → S2-

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…