Sau phản ứng của CuO với H2 thì có hiện tượng gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sau phản ứng của CuO với H2 thì có hiện tượng gì?


Đáp án:

Phương trình hóa học: H2 + CuO --t0--> Cu + H2O

Chất rắn ban đầu là CuO có màu đen, sau phản ứng chuyển thành Cu có màu đỏ

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu hỏi lý thuyết về phương pháp điện phân
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong các kim loại Na, Fe, Cu, Ag, Al. Có bao nhiêu kim loại chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân


Đáp án:
  • Câu A. 1

  • Câu B. 2

  • Câu C. 4

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
Glucose
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Lên men m gam glucozơ thu được etanol và khí CO2 (hiệu suất đạt 72%). Hấp thụ hết khí CO2 bằng nước vôi trong thu được 40 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 4,8 gam. Giá trị của m là:


Đáp án:
  • Câu A. 135,0

  • Câu B. 90,0

  • Câu C. 100,0

  • Câu D. 120,0

Xem đáp án và giải thích
Hợp chất A tạo bởi hidro và nhóm nguyên tử (XOx) hóa trị III. Biết rằng phân tử A nặng bằng phân tử H2SO4 và nguyên tố oxi chiếm 65,31% về khối lượng a. a) Xác định chỉ số y và nguyên tử khối của nguyên tố X. b) Viết tên, kí hiệu hóa học của X và công thức hóa học của A.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hợp chất A tạo bởi hidro và nhóm nguyên tử (XOx) hóa trị III.

   Biết rằng phân tử A nặng bằng phân tử H2SO4 và nguyên tố oxi chiếm 65,31% về khối lượng a.

   a) Xác định chỉ số y và nguyên tử khối của nguyên tố X.

   b) Viết tên, kí hiệu hóa học của X và công thức hóa học của A.


Đáp án:

a) Gọi công thức của A là H3XOy (vì nhóm XOy hóa trị III nên theo quy tắc hóa trị ta xác định được phân tử có 3 nguyên tử H)

Phân tử khối của H2SO4: 2 + 32 + 16.4 = 98 (đvC)

Vì A nặng bằng phân tử H2SO4 nên PTK của A là 98 đvC

Theo đề bài, ta có khối lượng của nguyên tố oxi trong hợp chất là:

16y = (65,31.98)/100

=> y = 4

→ có 4 nguyên tử oxi trong hợp chất A.

Vậy nguyên tử khối của X là: 98 – (3 + 64) = 31 (đvC)

b) Tên nguyên tố là photpho, kí hiệu hóa học là P.

Công thức hóa học của A là H3PO4.

Xem đáp án và giải thích
Hãy so sánh phản ứng trùng hợp và phán ứng trùng ngưng (định nghĩa, cấu tạo của monome và phân tử khối của polime so với monome). Lấy ví dụ minh hoạ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy so sánh phản ứng trùng hợp và phán ứng trùng ngưng (định nghĩa, cấu tạo của monome và phân tử khối của polime so với monome). Lấy ví dụ minh hoạ.


Đáp án:

Sự trùng hợp Sự trùng ngưng

- Phản ứng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ thành phân tử lớn

- Monome tham gia phản ứng phải có liên kết bội (CH2=CH2; CH2=CH-Cl) hay vòng kém bền

- Phân tử khối của polime bằng tổng phân tử khối các monome tham gia phản ứng

- Phản ứng là quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ thành phân tử lớn đồng thời giải phóng nhiều phân tử nhỏ khác.

- Monome tham gia phản ứng phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng (CH2OH-CH2OH; H2N-CH2-COOH,...)

- Phân tử khối của polime nhỏ hơn tổng phân tử khối các monome tham gia phản ứng

Xem đáp án và giải thích
Halogen
- Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho phương trỉnh phản ứng sau: Br2+H2O↔HBrO+HBr Xác định số oxi hóa của brom ở 2 vế phản ứng ? Vai trò của brom các phản ứng trên ?

Đáp án:
  • Câu A. vừa là chất oxi hóa,vừa là chất khử

  • Câu B. là chất khử

  • Câu C. là chất oxi hóa

  • Câu D. không có số oi hóa

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…