Phát biểu nào sau đây là đúng:
Câu A. Tất cả các polime tổng hợp đều được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
Câu B. Tất cả các polime đều không tác dụng với axit hay bazơ.
Câu C. Protein là một loại polime thiên nhiên. Đáp án đúng
Câu D. Cao su buna-S có chứa lưu huỳnh trong phân tử.
Chọn C. A. Sai, Các polime tổng hợp có thể được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng hoặc trùng hợp. Lấy ví dụ: trùng hợp vinyl clorua. B. Sai, Poli(vinyl axetat) (PVA) tác dụng với dung dịch NaOH hay cao su thiên nhiên tác dụng với HCl. C. Đúng, Protein là một loại polime thiên nhiên có trong tơ tằm, lông cừu, len. D. Sai, Trong cấu trúc của cao su buna – S không có chứa lưu huỳnh.
Có ba chất hữu cơ có công thức phân tử là C2H4, C2H4O2, C2H6O được kí hiệu ngẫu nhiên là A, B, C. Biết rằng:
- Chất A và C tác dụng được với natri.
- Chất B không tan trong nước.
- Chất C tác dụng được với Na2CO3.
Hãy xác định công thức phân tử và viết công thức cấu tạo của A, B, C.
Chất C vừa tác dụng được với Na vừa tác dụng với Na2CO3. Vậy C là axit, trong phân tử có nhóm –COOH. C là CH3COOH (C2H4O2).
Chất A tác dụng được với Na vậy A là rượu C2H5OH (C2H6O).
Chất B không tan trong nước, không tác dụng với Na, Na2CO3, vậy B là C2H4.
Đun 0,04 mol hỗn hợp gồm hơi nước và khí CO2 qua cacbon nung đỏ, thu được 0,075 mol hỗn hợp Y gồm CO, H2, CO2. Cho Y đi qua 45 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
nC = 0,075 - 0,04 = 0,035 mol
BTE: 4nC = 2nCO2 + 2nH2O => nCO2 + nH2O = 0,07 mol
=> nCO2 (Y) - (nCO2 + nH2O) = 0,005 mol
nBa(OH)2 = 0,045 => nBaCO3 = 0,004 mol => mBaCO3 = 0,788gam
Viết phương trình hoá học dạng phân tử và dạng ion rút gọn của phản ứng giữa axit photphoric với lượng dư của:
a. BaO ; b. Ca(OH)2 ; c. K2CO3
Các chất lấy dư nên muối tạo ra là muối trung hoà:
a. 2H3PO4 + 3BaO → Ba3(PO4)2 + 3H2O
Phương trình phân tử trùng với phương trình ion thu gọn
b. 2H3PO4 + 3Ca(OH)2 → Ca3(PO4)2 + 6H2O
2H3PO4 + 3Ca2+ + 6OH- → Ca3(PO4)2 + 6H2O
c. 2H3PO4 + 3K2CO3 → 2K3PO4 + 3H2O + 3CO2↑
2H3PO4 + 3CO32- → 2PO43- + 3H2O + CO2↑
NaOH có thể được điều chế bằng:
a) Một phản ứng hóa hợp.
b) Một phản ứng thế.
c) Một phản ứng trao đổi.
- Hãy dẫn ra phản ứng hóa học cho mỗi trường hợp trên.
- Hãy cho biết các phản ứng đó có phải là phản ứng oxi hóa-khử hay không? Giải thích.
Phản ứng điều chế NaOH
a) Một phản ứng hóa hợp: Na2O + H2O -> 2NaOH.
b) Một phản ứng thế: 2Na + 2H2O -> 2NaOH + H2
c) Một phản ứng trao đổi: Na2CO3 + Ba(OH)2 -> 2NaOH + BaCO3
ở phản ứng b) là phản ứng oxi hóa-khử vì có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố trước và sau phản ứng; phản ứng a) và c) không là phản ứng oxi hóa khử vì không có sự thay đổi số oxi hóa.
Những câu trong bài tập này coi là tiếp theo của bài tập 17.12*.
a) Tính khối lượng bằng gam của:
- 6,02.1023 nguyên tử K,
- 6,02.1023 nguyên tử Cl2,
- 6,02.1023 phân tử KCl
b) Tính khối lượng khí clo để tác dụng vừa đủ với 39g kim loại kali.
c) Từ khối lượng kim loại cho biết và khối lượng khí clo tính được trong câu b), tính khối lượng kali clorua thu được theo hai cách.
a) Khối lượng tính bằng gam của:
- 6,02.1023 nguyên tử K: 6,02.1023 x 39.1,66.10-24 ≈ 39(g)
- 6,02.1023 nguyên tử Cl2: 6,02.1023 x 71.1,66.10-24 ≈ 71(g)
- 6,02.1023 phân tử KCl: 6,02.1023 x 74,5.1,66.10-24 ≈ 74,5(g)
b) Ta có 39g kim loại K là khối lượng của 6,02.1023 nguyên tử K.
⇒ Theo bài 17.12 ⇒ Số lượng nguyên tử K này đủ tác dụng với 3,01.1023 phân tử Cl2.
Khối lượng của số phân tử Cl2 cần dùng: 3,01.1023.71.1,66.10-24 ≈ 35,5(g)
c) Cách 1: Tính theo định luật bảo toàn khối lượng:
mKCl = mK + mCl2 = 39 + 35,5 = 74,5g
Cách 2: Tính theo phương trình hóa học: 2K + Cl2 --t0--> 2KCl
Cứ 6,02.1023 nguyên tử K tác dụng với 3,01.1023 phân tử Cl2 tạo ra 6,02.1023 phân tử KCl. Vậy khối lượng của KCl trong 6,02.1023 sẽ bằng 74,5g. (theo câu a)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet